Tăng cường công tác bồi dưỡng, phát triển đảng cho công nhân tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài nhà nước
22:48, ngày 04-09-2015
TCCSĐT - Bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao chất lượng, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng.
Trong công tác phát triển đảng, việc chú trọng chăm lo bồi dưỡng đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ công nhân, người lao động ưu tú trong khu vực công nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ đảng viên, cán bộ xuất thân từ công nhân, góp phần tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đồng thời, đây cũng một trong những chủ trương lớn phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta.
Công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân lao động
Thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, nhằm mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp ngày càng phát triển. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay cả nước đã có hàng trăm khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, giai cấp công nhân không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, giai cấp công nhân và người lao động trong các ngành công nghiệp ở nước ta có khoảng hơn 15 triệu người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,3 triệu. Mặc dù chỉ chiếm 33% tổng số lao động và 17% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã góp phần làm ra hơn 60% tổng sản phẩm xã hội, đóng góp hơn 70% ngân sách nhà nước. Tổ chức công đoàn và đội ngũ công nhân, lao động tại khu vực công nghiệp luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, phát triển đảng cho công nhân, người lao động trong khu vực công nghiệp có ý nghĩa sâu sắc, góp phần xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.
Những năm qua, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên nói chung đã được các tổ chức cơ sở đảng quan tâm và triển khai thực hiện. Số lượng đảng viên được kết nạp năm sau đều tăng cao hơn năm trước nhưng số đảng viên được kết nạp là công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp còn thấp, chỉ có khoảng 10% trong tổng số đảng viên mới được kết nạp. So sánh tỷ lệ công nhân với dân số và lực lượng lao động xã hội có thể thấy tỷ lệ đảng viên mới là công nhân được kết nạp hằng năm còn hạn chế. Nếu so với vị trí vai trò, nhiệm vụ của giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và là lực lượng nòng cốt trong liên minh công - nông - trí, thì tỷ lệ này còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, các khu công nghiệp đang ngày càng mở rộng, lực lượng lao động công nghiệp và giai cấp công nhân ngày càng tăng lên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước… Vì vậy, vấn đề tăng cường bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp đã được đặt ra và cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng Đảng cũng như sự phát triển của cách mạng ở nước ta.
Có ý kiến cho rằng, công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp chưa thiết tha vào Đảng, không muốn tham gia các hoạt động đoàn thể chính trị - xã hội, vì lo ngại thời gian sinh hoạt, hội họp nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập. Trong lúc việc làm không ổn định, thu nhập thấp, đời sống của họ còn nhiều khó khăn, nên chỉ lo làm kinh tế… Đây là một băn khoăn có thực, nhưng chưa phải là nguyên nhân chính và càng không phải là suy nghĩ chung của lực lượng công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp. Thực tế cho thấy, khó khăn đối với công tác phát triển đảng trong công nhân, người lao động không chỉ là đời sống, việc làm của họ mà còn khó khăn, vướng mắc về cơ chế tổ chức trong những quy định về giới thiệu, bồi dưỡng phát triển đảng viên ở doanh nghiệp chưa phù hợp với thực tiễn và điều kiện làm việc của công nhân, người lao động. Qua tìm hiểu một số nơi, không ít cấp uỷ, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, yêu cầu của công tác phát triển đảng viên trong công nhân và người lao động nói chung cũng như trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tại các khu công nghiệp nói riêng nên chưa có những biện pháp hữu hiệu để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Hơn nữa, việc xây dựng và thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể quần chúng trong các doanh nghiệp còn chậm so với yêu cầu nên việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đảng viên ở nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp còn lúng túng và nhiều vướng mắc. Cán bộ làm công tác đảng và các đoàn thể ở các doanh nghiệp chủ yếu là kiêm nhiệm, thời gian dành cho công tác đảng, đoàn thể rất hạn hẹp... Và, một trong những nguyên nhân chủ yếu nữa, chính là do các tổ chức đảng và đoàn thể ở cơ sở chưa quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền thuyết phục, vận động bồi dưỡng quần chúng ưu tú tạo nguồn kết nạp đảng. Nói cách khác, nhiều nơi khi tiến hành công tác này còn rất cứng nhắc. Phương thức tiến hành chưa linh hoạt, sáng tạo, thậm trí còn máy móc không phù hợp với điều kiện thực tế của công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp. Đây là những vấn đề chủ yếu chúng ta cần nhận thấy và tìm cách khắc phục.
Tháo gỡ những vướng mắc trong công tác phát triển đảng cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp hiện nay
Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên mới trong công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp, cần tập trung làm tốt một số giải pháp với những nội dung sau:
Một là, cần nghiên cứu và nhanh chóng xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước để chăm lo công tác đảng và đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng với các thành phần kinh tế.
Thực hiện chủ trương trên nhiều địa phương đã tiến hành lập Đảng ủy ban quản lý các khu công nghiệp và Đảng ủy Khối doanh nghiệp ngoài nhà nước tại các quận huyện… Từ đó, phân công đảng viên của Đảng ủy Khối xuống các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia sinh hoạt với các đoàn thể quần chúng để phát hiện, bồi dưỡng quần chúng ưu tú tạo nguồn phát triển đảng viên, tiến tới thành lập các tổ chức đảng và kiện toàn các đoàn thể quần chúng. Nhờ vậy, công tác xây dựng tổ chức đảng và kết nạp đảng viên mới trong công nhân và người lao đông trong các khu công nghiệp và doanh nghiệp ngoài nhà nước có bước phát triển. Số đảng viên mới được kết nạp tăng lên đáng kể.
Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc ban hành một nghị quyết chuyên đề nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27-02-2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn từ nay đến năm 2020", toàn thành phố đã thành lập mới 540 tổ chức đảng, kết nạp được hơn 3.100 đảng viên mới, trong đó có 16 chủ doanh nghiệp; cùng hàng nghìn tổ chức đoàn thể, kết nạp hàng chục vạn đoàn viên, hội viên mới trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhờ vậy, các tổ chức đảng và đoàn thể đã phát huy vai trò của mình trong hoạt động thực tiễn, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tại Bình Dương, Cần Thơ và nhiều địa phương khác cũng đã đạt được kết quả quan trọng trong việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng và kết nạp đảng viên mới tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa.
Hai là, cần tăng cường và đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, tạo nguồn phát triển đảng trong công nhân và người lao động tại các khu công nghiệp.
Để công tác phát triển đảng theo đúng yêu cầu của Điều lệ Đảng, góp phần bảo đảm chất lượng đảng viên mới, chúng ta cần tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền, vận động quần chúng ưu tú về mục tiêu, lý tưởng của Đảng nhằm nâng cao nhận thức và tự hào về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, giúp cho quần chúng ưu tú xác định động cơ đúng đắn, tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu, hội đủ các điều kiện cần thiết để được xét kết nạp vào Đảng. Đây là quy định bắt buộc nhưng cũng là vấn đề rất khó khăn cho công nhân và người lao động có nguyện vọng xin gia nhập đảng trong các khu công công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, vì hai lý do: Thứ nhất, làm việc trong dây truyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp, công nhân và người lao động không có thời gian nghỉ dài để tham gia học tập như quy định, nhất là trong tình hình sản xuất khó khăn như hiện nay. Thứ hai, việc nghỉ lao động sản xuất dài ngày để tham gia học tập sẽ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập trong khi đời sống của họ đang rất khó khăn.
Để góp phần giải đáp những vướng mắc trên, đòi hỏi cần tăng cường, đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền vận động, bồi dưỡng quần chúng ưu tú tạo nguồn phát triển đảng cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo kinh nghiệm của một số đơn vị, đối với công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện nay, chương trình bồi dưỡng nên tóm tắt ngắn gọn thành một cuốn tài liệu dễ đọc, dễ nhớ, sau đó gửi cho công nhân, người lao động tranh thủ nghiên cứu, đọc trước. Khi lên lớp, giảng viên cần dành nhiều thời gian trao đổi giải đáp thắc mắc, tập trung lý giải, phân tích nội dung trọng tâm của các bài trong chương trình. Khi trình bày lý giải vấn đề cần sử dụng ngôn ngữ sinh động dễ hiểu, liên hệ gắn với tình hình sản xuất kinh doanh ở cơ sở, nơi họ đang sống và làm việc tạo sự đồng cảm. Điều này vừa giúp người học nâng cao nhận thức, vừa chia sẻ khó khăn chung của đất nước và của doanh nghiệp để cùng nhau cố gắng vượt qua. Phương thức này vừa đáp ứng yêu cầu của người học, phù hợp với điều kiện sản xuất công nghiệp, vừa đảm bảo đúng quy định.
Mặt khác, khi tổ chức mở lớp nên lựa chọn phù hợp với điều kiện làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động, nên có sự trao đổi với lãnh đạo doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước để họ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi (kể cả thời gian và vật chất) trong khả năng có thể nhằm tạo thuận lợi cho người học. Cách làm trên vừa có thể bảo đảm đúng nguyên tắc, vừa tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho quần chúng ưu tú học tập, thực hiện chương trình theo quy định, mà không ảnh hưởng nhiều đến thời gian lao động sản xuất của các doanh nghiệp. Sau khi lực lượng công nhân, người lao động được tham gia học tập, bồi dưỡng phát triển đảng cần tiếp tục theo dõi giúp đỡ họ nâng cao nhận thức, thông qua các phong trào thi đua, các đợt sinh hoạt chính trị…, để họ thể hiện và phấn đấu trở thành đảng viên.
Bồi dưỡng phát triển đảng đối với công nhân, người lao động trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo phù hợp điều kiện sản xuất công nghiệp trong tình hình hiện nay. Nắm vững và thực hiện tốt yêu cầu trên vừa đáp ứng nguyện vọng của quần chúng ưu tú, vừa góp phần bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng đặt ra./.
Công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân lao động
Thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, nhằm mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp ngày càng phát triển. Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay cả nước đã có hàng trăm khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, giai cấp công nhân không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, giai cấp công nhân và người lao động trong các ngành công nghiệp ở nước ta có khoảng hơn 15 triệu người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,3 triệu. Mặc dù chỉ chiếm 33% tổng số lao động và 17% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã góp phần làm ra hơn 60% tổng sản phẩm xã hội, đóng góp hơn 70% ngân sách nhà nước. Tổ chức công đoàn và đội ngũ công nhân, lao động tại khu vực công nghiệp luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, phát triển đảng cho công nhân, người lao động trong khu vực công nghiệp có ý nghĩa sâu sắc, góp phần xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.
Những năm qua, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên nói chung đã được các tổ chức cơ sở đảng quan tâm và triển khai thực hiện. Số lượng đảng viên được kết nạp năm sau đều tăng cao hơn năm trước nhưng số đảng viên được kết nạp là công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp còn thấp, chỉ có khoảng 10% trong tổng số đảng viên mới được kết nạp. So sánh tỷ lệ công nhân với dân số và lực lượng lao động xã hội có thể thấy tỷ lệ đảng viên mới là công nhân được kết nạp hằng năm còn hạn chế. Nếu so với vị trí vai trò, nhiệm vụ của giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và là lực lượng nòng cốt trong liên minh công - nông - trí, thì tỷ lệ này còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, các khu công nghiệp đang ngày càng mở rộng, lực lượng lao động công nghiệp và giai cấp công nhân ngày càng tăng lên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước… Vì vậy, vấn đề tăng cường bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp đã được đặt ra và cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng Đảng cũng như sự phát triển của cách mạng ở nước ta.
Có ý kiến cho rằng, công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp chưa thiết tha vào Đảng, không muốn tham gia các hoạt động đoàn thể chính trị - xã hội, vì lo ngại thời gian sinh hoạt, hội họp nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập. Trong lúc việc làm không ổn định, thu nhập thấp, đời sống của họ còn nhiều khó khăn, nên chỉ lo làm kinh tế… Đây là một băn khoăn có thực, nhưng chưa phải là nguyên nhân chính và càng không phải là suy nghĩ chung của lực lượng công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp. Thực tế cho thấy, khó khăn đối với công tác phát triển đảng trong công nhân, người lao động không chỉ là đời sống, việc làm của họ mà còn khó khăn, vướng mắc về cơ chế tổ chức trong những quy định về giới thiệu, bồi dưỡng phát triển đảng viên ở doanh nghiệp chưa phù hợp với thực tiễn và điều kiện làm việc của công nhân, người lao động. Qua tìm hiểu một số nơi, không ít cấp uỷ, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, yêu cầu của công tác phát triển đảng viên trong công nhân và người lao động nói chung cũng như trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tại các khu công nghiệp nói riêng nên chưa có những biện pháp hữu hiệu để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Hơn nữa, việc xây dựng và thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể quần chúng trong các doanh nghiệp còn chậm so với yêu cầu nên việc xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đảng viên ở nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp còn lúng túng và nhiều vướng mắc. Cán bộ làm công tác đảng và các đoàn thể ở các doanh nghiệp chủ yếu là kiêm nhiệm, thời gian dành cho công tác đảng, đoàn thể rất hạn hẹp... Và, một trong những nguyên nhân chủ yếu nữa, chính là do các tổ chức đảng và đoàn thể ở cơ sở chưa quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền thuyết phục, vận động bồi dưỡng quần chúng ưu tú tạo nguồn kết nạp đảng. Nói cách khác, nhiều nơi khi tiến hành công tác này còn rất cứng nhắc. Phương thức tiến hành chưa linh hoạt, sáng tạo, thậm trí còn máy móc không phù hợp với điều kiện thực tế của công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp. Đây là những vấn đề chủ yếu chúng ta cần nhận thấy và tìm cách khắc phục.
Tháo gỡ những vướng mắc trong công tác phát triển đảng cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp hiện nay
Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên mới trong công nhân và người lao động trong các khu công nghiệp, cần tập trung làm tốt một số giải pháp với những nội dung sau:
Một là, cần nghiên cứu và nhanh chóng xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước để chăm lo công tác đảng và đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng với các thành phần kinh tế.
Thực hiện chủ trương trên nhiều địa phương đã tiến hành lập Đảng ủy ban quản lý các khu công nghiệp và Đảng ủy Khối doanh nghiệp ngoài nhà nước tại các quận huyện… Từ đó, phân công đảng viên của Đảng ủy Khối xuống các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia sinh hoạt với các đoàn thể quần chúng để phát hiện, bồi dưỡng quần chúng ưu tú tạo nguồn phát triển đảng viên, tiến tới thành lập các tổ chức đảng và kiện toàn các đoàn thể quần chúng. Nhờ vậy, công tác xây dựng tổ chức đảng và kết nạp đảng viên mới trong công nhân và người lao đông trong các khu công nghiệp và doanh nghiệp ngoài nhà nước có bước phát triển. Số đảng viên mới được kết nạp tăng lên đáng kể.
Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc ban hành một nghị quyết chuyên đề nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27-02-2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn từ nay đến năm 2020", toàn thành phố đã thành lập mới 540 tổ chức đảng, kết nạp được hơn 3.100 đảng viên mới, trong đó có 16 chủ doanh nghiệp; cùng hàng nghìn tổ chức đoàn thể, kết nạp hàng chục vạn đoàn viên, hội viên mới trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhờ vậy, các tổ chức đảng và đoàn thể đã phát huy vai trò của mình trong hoạt động thực tiễn, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tại Bình Dương, Cần Thơ và nhiều địa phương khác cũng đã đạt được kết quả quan trọng trong việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng và kết nạp đảng viên mới tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa.
Hai là, cần tăng cường và đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, tạo nguồn phát triển đảng trong công nhân và người lao động tại các khu công nghiệp.
Để công tác phát triển đảng theo đúng yêu cầu của Điều lệ Đảng, góp phần bảo đảm chất lượng đảng viên mới, chúng ta cần tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền, vận động quần chúng ưu tú về mục tiêu, lý tưởng của Đảng nhằm nâng cao nhận thức và tự hào về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, giúp cho quần chúng ưu tú xác định động cơ đúng đắn, tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu, hội đủ các điều kiện cần thiết để được xét kết nạp vào Đảng. Đây là quy định bắt buộc nhưng cũng là vấn đề rất khó khăn cho công nhân và người lao động có nguyện vọng xin gia nhập đảng trong các khu công công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, vì hai lý do: Thứ nhất, làm việc trong dây truyền sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp, công nhân và người lao động không có thời gian nghỉ dài để tham gia học tập như quy định, nhất là trong tình hình sản xuất khó khăn như hiện nay. Thứ hai, việc nghỉ lao động sản xuất dài ngày để tham gia học tập sẽ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập trong khi đời sống của họ đang rất khó khăn.
Để góp phần giải đáp những vướng mắc trên, đòi hỏi cần tăng cường, đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền vận động, bồi dưỡng quần chúng ưu tú tạo nguồn phát triển đảng cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo kinh nghiệm của một số đơn vị, đối với công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện nay, chương trình bồi dưỡng nên tóm tắt ngắn gọn thành một cuốn tài liệu dễ đọc, dễ nhớ, sau đó gửi cho công nhân, người lao động tranh thủ nghiên cứu, đọc trước. Khi lên lớp, giảng viên cần dành nhiều thời gian trao đổi giải đáp thắc mắc, tập trung lý giải, phân tích nội dung trọng tâm của các bài trong chương trình. Khi trình bày lý giải vấn đề cần sử dụng ngôn ngữ sinh động dễ hiểu, liên hệ gắn với tình hình sản xuất kinh doanh ở cơ sở, nơi họ đang sống và làm việc tạo sự đồng cảm. Điều này vừa giúp người học nâng cao nhận thức, vừa chia sẻ khó khăn chung của đất nước và của doanh nghiệp để cùng nhau cố gắng vượt qua. Phương thức này vừa đáp ứng yêu cầu của người học, phù hợp với điều kiện sản xuất công nghiệp, vừa đảm bảo đúng quy định.
Mặt khác, khi tổ chức mở lớp nên lựa chọn phù hợp với điều kiện làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao động, nên có sự trao đổi với lãnh đạo doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước để họ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi (kể cả thời gian và vật chất) trong khả năng có thể nhằm tạo thuận lợi cho người học. Cách làm trên vừa có thể bảo đảm đúng nguyên tắc, vừa tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho quần chúng ưu tú học tập, thực hiện chương trình theo quy định, mà không ảnh hưởng nhiều đến thời gian lao động sản xuất của các doanh nghiệp. Sau khi lực lượng công nhân, người lao động được tham gia học tập, bồi dưỡng phát triển đảng cần tiếp tục theo dõi giúp đỡ họ nâng cao nhận thức, thông qua các phong trào thi đua, các đợt sinh hoạt chính trị…, để họ thể hiện và phấn đấu trở thành đảng viên.
Bồi dưỡng phát triển đảng đối với công nhân, người lao động trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo phù hợp điều kiện sản xuất công nghiệp trong tình hình hiện nay. Nắm vững và thực hiện tốt yêu cầu trên vừa đáp ứng nguyện vọng của quần chúng ưu tú, vừa góp phần bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng đặt ra./.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc lãnh đạo các tổ chức tôn giáo  (04/09/2015)
Bộ Công Thương họp báo thường kỳ tháng 8-2015  (04/09/2015)
Các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại bang Massachussetts  (04/09/2015)
Đại hội Thi đua yêu nước của Hội Nông dân và tỉnh Đắk Nông  (04/09/2015)
Đại hội Thi đua yêu nước của Hội Nông dân và tỉnh Đắk Nông  (04/09/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay