ADB: Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thêm nguồn vốn để phát triển
20:24, ngày 02-09-2015
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam cần phải chuyển từ việc chú trọng thị trường trong nước sang việc chú trọng hơn đến các mục tiêu toàn cầu trong bối cảnh hội nhập và tham gia vào các hiệp định tự do thương mại. Chính phủ cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp SME để trở nên cạnh tranh hơn và có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Đây là khuyến nghị được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong báo cáo Theo dõi Tài chính SME châu Á 2014 được công bố ngày 2-9.
ADB cũng nhấn mạnh, chính phủ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SME tiếp cận dễ hơn với các hỗ trợ tài chính mới, như hỗ trợ tài chính chuỗi cung ứng.
Theo ADB, tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có tổng cộng 359.794 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), chiếm 96,4% tổng số các doanh nghiệp trong cả nước. Hầu hết các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu tư nhân với 97,2% và 2,7% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, số còn lại thuộc sở hữu nhà nước.
Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ lệ 39,8% tổng số các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang hoạt động; tiếp sau đó là ngành dịch vụ chiếm 20,5%; và 15,7% là ngành công nghiệp chế tạo. Báo cáo của ADB cũng cho thấy, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa sử dụng khoảng 5,1 triệu lao động, chiếm 46,8% lực lượng lao động của Việt Nam.
Đánh giá chung về các doanh nghiệp SME trong khu vực, ADB cho biết, hội nhập quốc tế vừa đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực khai phá các thị trường nước ngoài, vừa đặt họ trước sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp SME tại châu Á cần nguồn tài chính để tăng trưởng và trở thành những công ty năng động và có sức cạnh tranh quốc tế. Đây là vấn đề cốt yếu để có được sự tăng trưởng cao và bền vững ở khu vực châu Á trong bối cảnh thế giới đang phục hồi sau suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây.
ADB khuyến nghị các chính phủ cần tạo dựng một khung chính sách toàn diện để hỗ trợ các tổ chức tài chính phi ngân hàng mở rộng các lựa chọn tài trợ vốn cho các doanh nghiệp SME. Hiện các chính phủ đang nỗ lực mở cửa các thị trường cổ phiếu cho các doanh nghiệp SME cũng có thể giúp các doanh nghiệp này có được nguồn tài trợ dài hạn mà họ cần để trưởng thành.
Theo báo cáo, khả năng tiếp cận hạn chế với tín dụng ngân hàng là một vấn đề còn tồn tại ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Tỷ lệ cho vay dành cho các doanh nghiệp SME đã giảm xuống trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2014. Cụ thể, các doanh nghiệp SME chỉ nhận được 18,7% trong tổng số các khoản cho vay của ngân hàng.
Báo cáo theo dõi Tài chính SME châu Á 2014 xem xét 20 quốc gia đang phát triển tại châu Á và ghi nhận rằng các doanh nghiệp SME chiếm trung bình 96% số lượng tất cả các công ty có đăng ký và 62% số lượng lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp SME chỉ đóng góp 42% sản lượng kinh tế.
ADB cũng nhấn mạnh, chính phủ cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp SME tiếp cận dễ hơn với các hỗ trợ tài chính mới, như hỗ trợ tài chính chuỗi cung ứng.
Theo ADB, tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có tổng cộng 359.794 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), chiếm 96,4% tổng số các doanh nghiệp trong cả nước. Hầu hết các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu tư nhân với 97,2% và 2,7% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, số còn lại thuộc sở hữu nhà nước.
Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ lệ 39,8% tổng số các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang hoạt động; tiếp sau đó là ngành dịch vụ chiếm 20,5%; và 15,7% là ngành công nghiệp chế tạo. Báo cáo của ADB cũng cho thấy, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa sử dụng khoảng 5,1 triệu lao động, chiếm 46,8% lực lượng lao động của Việt Nam.
Đánh giá chung về các doanh nghiệp SME trong khu vực, ADB cho biết, hội nhập quốc tế vừa đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực khai phá các thị trường nước ngoài, vừa đặt họ trước sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp SME tại châu Á cần nguồn tài chính để tăng trưởng và trở thành những công ty năng động và có sức cạnh tranh quốc tế. Đây là vấn đề cốt yếu để có được sự tăng trưởng cao và bền vững ở khu vực châu Á trong bối cảnh thế giới đang phục hồi sau suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây.
ADB khuyến nghị các chính phủ cần tạo dựng một khung chính sách toàn diện để hỗ trợ các tổ chức tài chính phi ngân hàng mở rộng các lựa chọn tài trợ vốn cho các doanh nghiệp SME. Hiện các chính phủ đang nỗ lực mở cửa các thị trường cổ phiếu cho các doanh nghiệp SME cũng có thể giúp các doanh nghiệp này có được nguồn tài trợ dài hạn mà họ cần để trưởng thành.
Theo báo cáo, khả năng tiếp cận hạn chế với tín dụng ngân hàng là một vấn đề còn tồn tại ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Tỷ lệ cho vay dành cho các doanh nghiệp SME đã giảm xuống trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2014. Cụ thể, các doanh nghiệp SME chỉ nhận được 18,7% trong tổng số các khoản cho vay của ngân hàng.
Báo cáo theo dõi Tài chính SME châu Á 2014 xem xét 20 quốc gia đang phát triển tại châu Á và ghi nhận rằng các doanh nghiệp SME chiếm trung bình 96% số lượng tất cả các công ty có đăng ký và 62% số lượng lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp SME chỉ đóng góp 42% sản lượng kinh tế.
Tiệc chiêu đãi mừng Quốc khánh Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc  (02/09/2015)
Phát huy tinh thần bất diệt của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9  (02/09/2015)
Người dân trên khắp cả nước hân hoan đón Tết Độc lập  (02/09/2015)
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 24 đến 30-8-2015)  (02/09/2015)
Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 8-2015  (02/09/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên