Việt Nam và Bangladesh tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt
22:34, ngày 07-08-2015
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Bangladesh Md. Abdul Hamid và phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 09 đến ngày 13-8.
Ngày 17-2-1973, Việt Nam và Bangladesh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, hai bên duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp. Kể từ những năm 1990 đến nay, hai bên đã tiến hành trao đổi một số đoàn cấp cao, các cấp.
Những năm gần đây kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng: năm 2010 đạt 280 triệu USD (gấp 241% so với năm 2009); năm 2011 đạt 482 triệu USD; năm 2012 đạt 360 triệu USD; năm 2013 đạt 485 triệu USD; năm 2014 đạt 800 triệu USD (trong đó Việt Nam xuất khoảng 650 triệu USD) và tính đến 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch thương mại hai bên đạt xấp xỉ 310 triệu USD.
Việt Nam xuất sang Bangladesh chủ yếu là các mặt hàng clinker, xi măng, sắt thép xây dựng, xơ, sợi, vải, sản phẩm chất dẻo, mây, tre, cói và thảm, cao su, máy vi tính, sản phẩm điện tử, gỗ, gốm, sứ... Trong đó clinker, xi măng chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bangladesh.
Các sản phẩm nhập khẩu từ Bangladesh gồm tân dược, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may da, sợi các loại, máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng, linh kiện điện tử, phân urê...
Tính đến hết tháng 6-2015, Bangladesh có 3 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là trên 544.000 USD, đứng thứ 88/103 nước, vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
Bangladesh cam kết ưu tiên ở mức cao nhất và mong doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển điện, công nghệ thông tin, sản xuất giày, xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng cây cảnh, sản xuất giống cây và trồng rau quả.
Đến nay, hai bên đã ký các thỏa thuận hợp tác về kinh tế, khoa học công nghệ, hàng không… Gần đây, hai bên trao đổi một số đoàn về quốc phòng, văn hóa thể thao du lịch, lao động thương binh xã hội… nhằm tìm hiểu, học tập kinh nghiệm và ký kết các thỏa thuận hợp tác thương mại, đầu tư, văn hóa, thông tin, nông nghiệp...
Bangladesh hợp tác và chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, Bangladesh ủng hộ Việt Nam làm ứng cử viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khoá 2008-2009 và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hội đồng Nhân quyền (khóa 2014 - 2016) và công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Bangladesh nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bangladesh; trao đổi về kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực; trao đổi các biện pháp; phương hướng và thúc đẩy quan hệ trên mọi lĩnh vực; trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm./.
Những năm gần đây kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng: năm 2010 đạt 280 triệu USD (gấp 241% so với năm 2009); năm 2011 đạt 482 triệu USD; năm 2012 đạt 360 triệu USD; năm 2013 đạt 485 triệu USD; năm 2014 đạt 800 triệu USD (trong đó Việt Nam xuất khoảng 650 triệu USD) và tính đến 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch thương mại hai bên đạt xấp xỉ 310 triệu USD.
Việt Nam xuất sang Bangladesh chủ yếu là các mặt hàng clinker, xi măng, sắt thép xây dựng, xơ, sợi, vải, sản phẩm chất dẻo, mây, tre, cói và thảm, cao su, máy vi tính, sản phẩm điện tử, gỗ, gốm, sứ... Trong đó clinker, xi măng chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bangladesh.
Các sản phẩm nhập khẩu từ Bangladesh gồm tân dược, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may da, sợi các loại, máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng, linh kiện điện tử, phân urê...
Tính đến hết tháng 6-2015, Bangladesh có 3 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là trên 544.000 USD, đứng thứ 88/103 nước, vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
Bangladesh cam kết ưu tiên ở mức cao nhất và mong doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực như phát triển điện, công nghệ thông tin, sản xuất giày, xây dựng cơ sở hạ tầng, trồng cây cảnh, sản xuất giống cây và trồng rau quả.
Đến nay, hai bên đã ký các thỏa thuận hợp tác về kinh tế, khoa học công nghệ, hàng không… Gần đây, hai bên trao đổi một số đoàn về quốc phòng, văn hóa thể thao du lịch, lao động thương binh xã hội… nhằm tìm hiểu, học tập kinh nghiệm và ký kết các thỏa thuận hợp tác thương mại, đầu tư, văn hóa, thông tin, nông nghiệp...
Bangladesh hợp tác và chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, Bangladesh ủng hộ Việt Nam làm ứng cử viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khoá 2008-2009 và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hội đồng Nhân quyền (khóa 2014 - 2016) và công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Bangladesh nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bangladesh; trao đổi về kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực; trao đổi các biện pháp; phương hướng và thúc đẩy quan hệ trên mọi lĩnh vực; trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm./.
Các bộ trưởng ASEAN đạt sự nhất trí cao về vấn đề Biển Đông  (07/08/2015)
Triển lãm tư liệu và hiện vật về Hoàng Sa và Trường Sa  (07/08/2015)
Bộ Ngoại giao tổ chức trọng thể Lễ Thượng cờ ASEAN tại Hà Nội  (07/08/2015)
Việt Nam tích cực vì Cộng đồng ASEAN đoàn kết và phát triển  (06/08/2015)
Ưu tiên đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội đồng bào thiểu số  (06/08/2015)
Nhật Bản bàn nhiều vấn đề nóng với Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc  (06/08/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển