Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Quyết liệt kiểm soát nhập siêu dưới 5%
Dù nhập siêu đã có xu hướng giảm dần trong 7 tháng đầu năm, nhưng theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, diễn biến những tháng cuối năm còn phức tạp do vậy phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ mới có thể hoàn thành chỉ tiêu do Quốc hội giao (nhập siêu không vượt quá 5% kim ngạch xuất khẩu).
Điều hành cuộc họp giao ban do Bộ Công Thương tổ chức sáng 03-8, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu rõ, để đẩy mạnh xuất khẩu, các đơn vị chức năng cần bám sát nghị quyết của Chính phủ nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp, qua đó góp phần hoàn thành được các chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh.
Bộ trưởng đặc biệt lưu ý đến việc đổi mới Công tác Xúc tiến Thương mại theo hướng đa dạng hóa thị trường, tập trung chia sẻ những thông tin giúp doanh nghiệp trong nước kết nối với bạn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.
"Phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ mới đạt được mục tiêu đã được Quốc hội giao là tăng trưởng xuất khẩu 10% và kiểm soát nhập siêu dưới 5% kim ngạch xuất khẩu", Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất khẩu tháng Bảy ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với tháng 7/2014. Tính chung 7 tháng, xuất khẩu đạt 92,3 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 27,6 tỷ USD trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 64,7 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu tháng Bảy ước đạt 14,8 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng Sáu. Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 95,6 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Đáng chú ý, xuất khẩu của nhóm hàng nông lâm thủy sản sau 7 tháng giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương mức giảm 961 triệu USD), trong khi nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu ước đạt gần 3,5 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ.
Cũng theo Vụ Kế hoạch, nhập siêu tháng Bảy ước đạt 300 triệu USD, bằng 2,1% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 7 tháng, nhập siêu đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 3,7% kim ngạch xuất khẩu, trong đó, doanh nghiệp trong nước nhập siêu 11,4 tỷ USD, khối doanh nghiệp nước ngoài xuất siêu 25,7 tỷ USD.
Như vậy, so với 6 tháng đầu năm, nhập siêu là 3,75 tỷ USD chiếm 4,8% kim ngạch xuất khẩu thì kết quả sau 7 tháng, nhập siêu đã được kiểm soát với tốc độ giảm dần./.
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức phát triển mạnh mẽ  (03/08/2015)
Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam  (03/08/2015)
Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2015-2020.  (03/08/2015)
Việt Nam - Thái Lan sẽ sớm triển khai cam kết hợp tác vận tải  (03/08/2015)
Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo an toàn cho các đập hồ thủy điện  (03/08/2015)
Sáng 03-8, các tuyến Quốc lộ ở Quảng Ninh thông suốt trở lại  (03/08/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên