Nhiều nước tiếp tục bơm hàng tỉ USD cứu ngân hàng
Để "tiếp sức" cho hệ thống ngân hàng và khôi phục lòng tin của giới đầu tư khi cuộc khủng hoảng tài chính "chưa biết bao giờ đến hồi kết", chính phủ các nước tiếp tục thực hiện những biện pháp cứu trợ khẩn cấp với hàng tỉ USD mới được rót vào ngân hàng.
Trong động thái cứu trợ mới nhất, Chính phủ Hà Lan ngày 19-10 thông báo bơm khẩn cấp 10 tỉ euro (13,4 tỉ USD) vào ngân hàng ING, ngân hàng lớn nhất nước này và là một trong top 20 ngân hàng hàng đầu thế giới.
Như vậy, "người khổng lồ" ING với 85 triệu khách hàng và 130.000 nhân viên ở nhiều nước cùng khối tài sản lớn nhất thế giới trị giá khoảng 630 tỉ euro, cuối cùng cũng đã không trụ được trước cơn bão tài chính khắc nghiệt hiện nay.
Ngày 17-10 vừa qua, ING thông báo có thể lỗ 500 triệu euro trong quý III/2008 do khủng hoảng tài chính và tài sản mất giá. Giá cổ phiếu của ngân hàng này những tuần qua đã giảm gần 30%.
Kế hoạch cứu trợ trên của Chính phủ Hà Lan cũng chỉ bảo lãnh được tiền gửi cho 12 triệu khách hàng của ING tại Hà Lan và 2,5 triệu khách hàng ở nước láng giềng Bỉ. Hai tuần trước, Chính phủ Hà Lan đã phải chi 16,8 tỉ euro để cứu tập đoàn ngân hàng Fortis, một liên doanh giữa Hà Lan và Bỉ.
Tại Pháp, kế hoạch cứu trợ trị giá 360 tỉ euro cùng những cam kết bảo lãnh vốn và tiền vay được Paris công bố vài ngày trước đã không cứu nổi sự "ra đi" của ông chủ tập đoàn ngân hàng Pháp khổng lồ Caisse d'Epargne, khi Caisse d'Epargne trở thành "nạn nhân" mới nhất của khủng hoảng tài chính tại Pháp.
Trong phiên họp khẩn cấp ngày 19-10, Chủ tịch Caisse d'Epargne, ông Charles Milhaud cùng hai giám đốc tài chính ngân hàng này đã tuyên bố từ chức sau khi để ngân hàng bị lỗ tới 600 triệu euro (800 triệu USD), bắt nguồn từ "sự cố" kinh doanh ngày 6-10 khi các thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt sụt giá do khủng hoảng tài chính.
Caisse d'Epargne hiện quản lý tài khoản của 27 triệu khách hàng, chiếm gần một nửa số người gửi tiền tiết kiệm ở Pháp, và có 51.500 nhân viên. Bộ Tài chính Pháp đã ra lệnh cho một ủy ban ngân hàng rà soát lại hoạt động giao dịch của ngân hàng này.
Phát biểu trên truyền hình Pháp ngày 19-10, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet cho biết các nhà hoạch định chính sách đang làm hết khả năng của mình để khôi phục lòng tin và các ngân hàng hiện nay có thể nối lại hoạt động cho vay liên ngân hàng và với khách hàng. Tuần trước, ECB cùng ngân hàng trung ương các nước châu Âu đã bơm ra tổng cộng 1.700 tỉ euro để hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.
Trước đó cùng ngày 19-10, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã quyết định dành 100 tỉ USD để bảo lãnh cho các ngân hàng vay ngoại tệ, đồng thời rót 30 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đều ủng hộ việc tổ chức các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu để bàn biện pháp cải cách hệ thống tài chính, giúp tránh lặp lại một cuộc khủng hoảng tương tự hiện nay. Dù chưa có ngày cụ thể cho các hội nghị đặc biệt này, song hội nghị đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào tháng tới./.
Việt Nam tăng 6 bậc trong xếp hạng kinh doanh toàn cầu  (21/10/2008)
1,5 triệu euro nâng cao năng lực phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh  (21/10/2008)
Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN  (21/10/2008)
Hải Nam - điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  (21/10/2008)
Việt Nam tích cực tham gia hoạt động của WFTU  (21/10/2008)
Việt Nam tích cực tham gia hoạt động của WFTU  (21/10/2008)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay