Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm các quy định Hiệp ước NPT
Được tổ chức đều đặn 5 năm một lần, Hội nghị Kiểm điểm việc thực hiện NPT là diễn đàn quan trọng để thúc đẩy việc thực hiện triệt để mọi điều khoản của hiệp định này trên phạm vi toàn cầu.
Tại hội nghị năm nay, 191 nước thành viên Hiệp ước đã kiểm điểm việc thực hiện Chương trình hành động được thông qua tại Hội nghị năm 2010 và thảo luận các biện pháp triển khai trong thời gian tới.
Các nước đã đi sâu thảo luận nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa thiết thực về an ninh và phát triển, trong đó có việc tái khẳng định cam kết thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp ước NPT về giải trừ, chống phổ biến vũ khí hạt nhân và thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Các nước tham gia hội nghị kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế, đánh giá cao vai trò của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong việc hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực về sử dụng năng lượng hạt nhân cho nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển.
Một nội dung mới của hội nghị lần này là những biện pháp giải quyết hậu quả của vũ khí hạt nhân về khía cạnh nhân đạo. 159 nước đã có phát biểu về vấn đề này, từ đó kêu gọi nhanh chóng tiến tới loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng việc tập trung thảo luận về hậu quả của việc sử dụng vũ khí hạt nhân xét trên khía cạnh nhân đạo đã tiếp thêm sức sống cho “cuộc tranh luận đã đóng băng” từ nhiều năm nay của cộng đồng quốc tế về vũ khí hạt nhân.
Đáng chú ý là các nước thành viên Phong trào Không liên kết (NAM) đã đề nghị khởi động thương lượng công ước về vũ khí hạt nhân và hơn 100 nước đã kêu gọi tăng cường cơ chế pháp lý để giải trừ vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, do các nước còn có quan điểm khác biệt trên nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận tại hội nghị, trong đó có các nội dung liên quan đến việc tổ chức hội nghị quốc tế về thành lập khu vực Trung Đông phi vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác, nên hội nghị lần này đã không đạt đồng thuận và không thông qua được văn kiện cuối cùng.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ do Hiệp ước NPT quy định, đồng thời nêu rõ Việt Nam luôn tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và quy định quốc tế liên quan trong quá trình chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân tại Việt Nam, nhất là về đảm bảo an ninh và an toàn hạt nhân.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng nhấn mạnh Việt Nam tích cực tham gia các sáng kiến, cơ chế quốc tế về giải trừ, chống phổ biến vũ khí hạt nhân và tăng cường hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình.
Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia các phiên họp, cùng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và NAM.., nêu các quan tâm được nhiều nước chia sẻ, nhất là về việc cần tăng cường thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân, quan tâm hơn về hậu quả trên khía cạnh nhân đạo của vũ khí hạt nhân, thúc đẩy Hiệp ước về khu vực phi vũ khí hạt nhân tại Đông Nam Á (SEANWFZ) và tăng cường hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình./.
Nga: Sản lượng dầu toàn cầu nên duy trì ở mức giống năm 2014  (24/05/2015)
Tuyên dương 55 người thợ trẻ giỏi toàn quốc lần 6  (24/05/2015)
Tuyên dương 55 người thợ trẻ giỏi toàn quốc lần 6  (24/05/2015)
Toạ đàm về sự phát triển của Việt Nam sau chiến tranh tại Đức  (24/05/2015)
Đồng chí Nguyễn Cảnh Việt giữ chức Phó Ban Chỉ Đạo Tây Bắc  (24/05/2015)
Công tác chuẩn bị cho Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2015  (24/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên