Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon
22:59, ngày 23-05-2015
Chiều 23-5-2015, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon sau khi Ngài Tổng Thư ký dự và phát biểu trong Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn sinh Hùng nhiệt liệt chào mừng Ngài Tổng Thư ký đến thăm và làm việc tại Việt Nam đúng vào thời điểm Quốc hội Việt Nam đang họp Kỳ thứ 9 và đặc biệt là sau thành công của Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 vừa qua.
Đánh giá cao bài phát biểu của Ngài Tổng Thư ký tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự đánh giá tốt đẹp của Ngài Ban Ki-moon đối với kết quả phát triển kinh tế xã hội, việc hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Việt Nam. Trân trọng cảm ơn tinh thần đoàn kết hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Việt Nam luôn chủ động tham gia vào các diễn đàn và các hoạt động của Liên hợp quốc với mong muốn xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thông báo tới Ngài Tổng Thư ký về việc Việt Nam vừa thông qua bản Hiến pháp mới với những nội dung quan trọng về việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân, định hướng xây dựng và củng cố mô hình Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước nhất là giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng. Chủ tịch Quốc hội mong muốn Ngài Tổng Thư ký Liên hợp quốc luôn ủng hộ Việt Nam thực thi công cuộc xây dựng, phát triển đất nước vì mục tiêu xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
Cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Quốc hội Việt Nam, Tổng Thư ký Ban Ki-moon bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những biến chuyển mạnh mẽ của đất nước và con người Việt Nam; đồng thời tin tưởng Việt Nam sẽ còn đạt được những thành mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Tổng Thư ký Liên hợp quốc trân trọng cảm ơn sự đóng góp của Việt Nam nói chung và Quốc hội Việt Nam nói riêng trong việc thiết lập những giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngài Tổng Thư ký khẳng định, Liên hợp quốc sẽ đồng hành với Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ cũng như những cam kết mạnh mẽ trong Tuyên bố Hà Nội vừa được thông qua tại Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới IPU lần thứ 132.
Trước đó, trong chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII thảo luận về các dự án Luật Tạm giữ, tạm giam và dự thảo Luật Thú y, Quốc hội đã vinh dự đón Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tới thăm và nói chuyện.
Phát biểu trước phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng đây là vinh dự lớn đối với ông. Tổng Thư ký đánh giá cao vài trò của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là việc tổ chức thành công sự kiện Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 với nhiều nội dung quan trọng được bàn thảo, thông qua liên quan đến tiến trình phát triển toàn cầu.
Đánh giá cao thành tựu trong việc hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam, Ngài Tổng Thư ký cho rằng, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc hoàn thành các mục tiêu này, do đó, chắc chắn, với nhiều kinh nghiệm phát triển, người dân tài năng, chắc chắn Việt Nam cũng sẽ là quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Đề cập đến những nguy cơ hiện hữu đang đe dọa hòa bình, an ninh toàn cầu, những vấn đề nhân đạo mà thế giới đang phải đối mặt, Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định, để vượt qua thử thách này, cần có sự đoàn kết trên toàn cầu, như một gia đình chung của nhân loại. Tổng Thư ký cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Liên hợp quốc trong hoạt động này.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng cảm ơn cảm ơn các tổ chức thành viên Liên hợp quốc và Ngài Tổng Thư ký đã luôn hợp tác, giúp đỡ, cùng với Việt Nam xây dựng và thực thi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trên tinh thần tôn trọng quyền con người, quyền dân chủ, quyền độc lập tự do của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn chủ động tham gia tích cực vào các tổ chức của Liên hợp quốc và của Liên minh nghị viện thế giới mà thành công của Đại hội đồng IPU lần thứ 132 với Tuyên bố Hà Nội vừa qua là một minh chứng cụ thể.
Theo chương trình làm việc buổi chiều, Quốc hội đã nghe các báo cáo thẩm tra về Dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam. Đây là một trong những dự án Luật mà quá trình xây dựng gắn liền với việc cụ thể hóa quyền con người trong Hiến pháp 2013. Thẩm tra dự án này, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, việc ban hành Luật Tạm giữ, tạm giam sẽ nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, nhất là tình trạng chết, bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người xảy ra ở Nhà tạm giữ, Trại tạm giam trong thời gian qua, đồng thời phúc đáp yêu cầu cải cách tư pháp trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị ban soạn thảo dự án luật lưu ý bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, bởi những người này chưa bị coi là có tội nên ngoài việc hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do đi lại, cư trú, quyền bầu cử, ứng cử.... thì các quyền khác của họ phải được bảo đảm, như quyền được sống, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, chăm sóc y tế, quyền được tiếp cận thông tin, quyền được gặp luật sư, người bào chữa, người thân và một số quyền dân sự khác...
Cuối buổi làm việc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thú y. Tại buổi thảo luận, nhiều ý kiến tán thành quy định về nhân viên thú y cấp xã như dự thảo Luật và đề nghị cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với thú y viên cấp xã. Thực tiễn cho thấy, lực lượng này có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã. việc có mạng lưới nhân viên thú y cấp xã để phát hiện và ngăn chặn sớm dịch bệnh trong chăn nuôi như đã triển khai thời gian vừa qua là rất quan trọng và cần thiết./.
Đánh giá cao bài phát biểu của Ngài Tổng Thư ký tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự đánh giá tốt đẹp của Ngài Ban Ki-moon đối với kết quả phát triển kinh tế xã hội, việc hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Việt Nam. Trân trọng cảm ơn tinh thần đoàn kết hợp tác giữa Liên hợp quốc và Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Việt Nam luôn chủ động tham gia vào các diễn đàn và các hoạt động của Liên hợp quốc với mong muốn xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thông báo tới Ngài Tổng Thư ký về việc Việt Nam vừa thông qua bản Hiến pháp mới với những nội dung quan trọng về việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân, định hướng xây dựng và củng cố mô hình Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong tiến trình xây dựng, phát triển đất nước nhất là giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng. Chủ tịch Quốc hội mong muốn Ngài Tổng Thư ký Liên hợp quốc luôn ủng hộ Việt Nam thực thi công cuộc xây dựng, phát triển đất nước vì mục tiêu xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
Cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Quốc hội Việt Nam, Tổng Thư ký Ban Ki-moon bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những biến chuyển mạnh mẽ của đất nước và con người Việt Nam; đồng thời tin tưởng Việt Nam sẽ còn đạt được những thành mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Tổng Thư ký Liên hợp quốc trân trọng cảm ơn sự đóng góp của Việt Nam nói chung và Quốc hội Việt Nam nói riêng trong việc thiết lập những giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngài Tổng Thư ký khẳng định, Liên hợp quốc sẽ đồng hành với Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ cũng như những cam kết mạnh mẽ trong Tuyên bố Hà Nội vừa được thông qua tại Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới IPU lần thứ 132.
Trước đó, trong chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII thảo luận về các dự án Luật Tạm giữ, tạm giam và dự thảo Luật Thú y, Quốc hội đã vinh dự đón Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tới thăm và nói chuyện.
Phát biểu trước phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng đây là vinh dự lớn đối với ông. Tổng Thư ký đánh giá cao vài trò của Quốc hội Việt Nam, đặc biệt là việc tổ chức thành công sự kiện Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 với nhiều nội dung quan trọng được bàn thảo, thông qua liên quan đến tiến trình phát triển toàn cầu.
Đánh giá cao thành tựu trong việc hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam, Ngài Tổng Thư ký cho rằng, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc hoàn thành các mục tiêu này, do đó, chắc chắn, với nhiều kinh nghiệm phát triển, người dân tài năng, chắc chắn Việt Nam cũng sẽ là quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Đề cập đến những nguy cơ hiện hữu đang đe dọa hòa bình, an ninh toàn cầu, những vấn đề nhân đạo mà thế giới đang phải đối mặt, Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định, để vượt qua thử thách này, cần có sự đoàn kết trên toàn cầu, như một gia đình chung của nhân loại. Tổng Thư ký cũng bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Liên hợp quốc trong hoạt động này.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng cảm ơn cảm ơn các tổ chức thành viên Liên hợp quốc và Ngài Tổng Thư ký đã luôn hợp tác, giúp đỡ, cùng với Việt Nam xây dựng và thực thi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trên tinh thần tôn trọng quyền con người, quyền dân chủ, quyền độc lập tự do của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn chủ động tham gia tích cực vào các tổ chức của Liên hợp quốc và của Liên minh nghị viện thế giới mà thành công của Đại hội đồng IPU lần thứ 132 với Tuyên bố Hà Nội vừa qua là một minh chứng cụ thể.
Theo chương trình làm việc buổi chiều, Quốc hội đã nghe các báo cáo thẩm tra về Dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam. Đây là một trong những dự án Luật mà quá trình xây dựng gắn liền với việc cụ thể hóa quyền con người trong Hiến pháp 2013. Thẩm tra dự án này, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, việc ban hành Luật Tạm giữ, tạm giam sẽ nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, nhất là tình trạng chết, bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người xảy ra ở Nhà tạm giữ, Trại tạm giam trong thời gian qua, đồng thời phúc đáp yêu cầu cải cách tư pháp trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị ban soạn thảo dự án luật lưu ý bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, bởi những người này chưa bị coi là có tội nên ngoài việc hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do đi lại, cư trú, quyền bầu cử, ứng cử.... thì các quyền khác của họ phải được bảo đảm, như quyền được sống, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, chăm sóc y tế, quyền được tiếp cận thông tin, quyền được gặp luật sư, người bào chữa, người thân và một số quyền dân sự khác...
Cuối buổi làm việc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thú y. Tại buổi thảo luận, nhiều ý kiến tán thành quy định về nhân viên thú y cấp xã như dự thảo Luật và đề nghị cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với thú y viên cấp xã. Thực tiễn cho thấy, lực lượng này có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã. việc có mạng lưới nhân viên thú y cấp xã để phát hiện và ngăn chặn sớm dịch bệnh trong chăn nuôi như đã triển khai thời gian vừa qua là rất quan trọng và cần thiết./.
Nhiều ý kiến khác nhau về yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích  (23/05/2015)
Công bố Dự án xây dựng Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam  (23/05/2015)
Việt Nam là nước tiên phong trong cải cách của Liên hợp quốc  (23/05/2015)
Thủ tướng dự lễ ký FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu  (23/05/2015)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc gửi thư chúc mừng dịp Đại lễ Phật đản  (23/05/2015)
Diễn đàn Vì hòa bình Hàn Quốc và Việt Nam lần thứ nhất  (23/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên