Nga thông qua Hiệp ước lập Quỹ dự trữ ngoại tệ chung cho BRICS
22:53, ngày 03-05-2015
Ngày 02-5-2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn Hiệp ước thành lập Quỹ Dự trữ ngoại tệ chung cho các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), gồm Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Nam Phi, trong đó Moskva sẽ đóng góp 18 tỷ USD.
Theo kế hoạch, Quỹ Dự trữ ngoại tệ chung của BRICS sẽ có tổng số tiền lên đến 100 tỷ USD. Trung Quốc là quốc gia đóng góp nhiều nhất với 41 tỷ USD, Nam Phi ít nhất với 5 tỷ USD. Còn lại Nga, Brazil và Ấn Độ mỗi nước sẽ đóng góp 18 tỷ USD.
Theo hiệp ước này, mỗi quốc gia thành viên BRICS có thể đề nghị các nước còn lại trong nhóm cho vay từ Quỹ Dự trữ ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, số tiền được nhận của mỗi quốc gia là khác nhau và phải được tất cả các nước thành viên thông qua.
Ngoài ra, các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới cũng có kế hoạch thành lập một ngân hàng quốc tế riêng của khối và đặt trụ sở ở Thượng Hải (Trung Quốc). Kế hoạch này được cho là nhằm đối phó với sự thống trị của phương Tây đối với các thị trường tiền tệ quốc tế.
Quỹ Dự trữ ngoại tệ chung cho BRICS được thành lập sau khi các bên ký kết một thỏa thuận hồi tháng 7-2014 tại Brazil. Quỹ này được cho là nhằm bảo vệ các nước BRICS khỏi các "áp lực thanh khoản ngắn hạn" và thúc đẩy hợp tác hơn nữa giữa các nước thành viên.
Trước đó, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Vladimir Jabarov cho rằng, việc thành lập Quỹ Dự trữ ngoại tệ chung của BRICS có thể đối phó với sức ép từ mọi biện pháp trừng phạt.
BRICS bao trùm 26% tổng diện tích toàn cầu và 42% dân số thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước thành viên chiếm 25% tổng GDP thế giới và 15% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu. Tổng dự trữ ngoại tệ của các nước BRICS lên tới 4.400 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 3/4. BRICS cũng là thị trường tiêu thụ đang tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới, mỗi năm khoảng 500 tỷ USD./.
Theo hiệp ước này, mỗi quốc gia thành viên BRICS có thể đề nghị các nước còn lại trong nhóm cho vay từ Quỹ Dự trữ ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, số tiền được nhận của mỗi quốc gia là khác nhau và phải được tất cả các nước thành viên thông qua.
Ngoài ra, các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới cũng có kế hoạch thành lập một ngân hàng quốc tế riêng của khối và đặt trụ sở ở Thượng Hải (Trung Quốc). Kế hoạch này được cho là nhằm đối phó với sự thống trị của phương Tây đối với các thị trường tiền tệ quốc tế.
Quỹ Dự trữ ngoại tệ chung cho BRICS được thành lập sau khi các bên ký kết một thỏa thuận hồi tháng 7-2014 tại Brazil. Quỹ này được cho là nhằm bảo vệ các nước BRICS khỏi các "áp lực thanh khoản ngắn hạn" và thúc đẩy hợp tác hơn nữa giữa các nước thành viên.
Trước đó, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Vladimir Jabarov cho rằng, việc thành lập Quỹ Dự trữ ngoại tệ chung của BRICS có thể đối phó với sức ép từ mọi biện pháp trừng phạt.
BRICS bao trùm 26% tổng diện tích toàn cầu và 42% dân số thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước thành viên chiếm 25% tổng GDP thế giới và 15% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu. Tổng dự trữ ngoại tệ của các nước BRICS lên tới 4.400 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 3/4. BRICS cũng là thị trường tiêu thụ đang tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới, mỗi năm khoảng 500 tỷ USD./.
100% thôn, buôn ở Tây Nguyên đều có đảng viên  (03/05/2015)
162 người chết vì tai nạn giao thông trong 06 ngày nghỉ lễ  (03/05/2015)
Hơn 103.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp Lễ 30-4 và 1-5  (03/05/2015)
Nepal: Không còn khả năng tìm thấy nạn nhân sống sót ở vụ động đất  (02/05/2015)
UNICEF kêu gọi quyên góp 50 triệu USD cứu trợ nhân đạo ở Nepal  (02/05/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên