Các nước châu Âu ủng hộ nỗ lực ngăn chặn tình trạng trốn thuế
22:47, ngày 26-04-2015
Các bộ trưởng tài chính châu Âu cuối tuần qua đã lên tiếng ủng hộ các nỗ lực ngăn chặn tình trạng trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia sau vụ bê bối LuxLeaks hồi năm ngoái, nhưng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đứng trước các cuộc thương lượng khó khăn để lên một kế hoạch chi tiết.
Theo đề xuất mới được Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính tại Riga, thủ đô Latvia, 28 quốc gia thành viên EU sẽ chia sẻ các thỏa thuận đã nhất trí với một số tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, chấm dứt các điều khoản bí mật cho phép các nước thành viên cạnh tranh với nhau trong việc thu hút các doanh nghiệp và đầu tư.
Với cơ chế mới, các nước thành viên sẽ buộc phải tự động công bố những ưu đãi thuế áp dụng cho các công ty với các nước thành viên khác ba tháng một lần.
Theo Cao ủy phụ trách các vấn đề kinh tế của EU, Pierre Moscovici, đề xuất này là đơn giản, thiết thực, được áp dụng nhanh chóng vào tháng 1-2016, và là một cuộc cách mạng thực sự.
Kế hoạch mới còn phải trải qua các cuộc thương lượng trong nhiều tháng này sẽ nhằm vào các ưu đãi thuế, các thỏa thuận ngầm là mấu chốt trong vụ bê bối LuxLeaks.
Vụ bê bối vào năm ngoái đã hé lộ rằng một số công ty lớn nhất thế giới, trong đó có Pepsi và Ikea, đã được hưởng mức thuế chỉ là 1% theo thỏa thuận ngầm với các cơ quan thuế ở Luxembourg.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin cho biết, đề xuất của EC đã được tất cả các bộ trưởng nhất trí vô điều kiện.
Bộ trưởng của các nước đang bị chỉ trích về cơ chế thuế là Hà Lan, Ireland và Luxembourg rất ủng hộ kế hoạch mới.
EU đã tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào các nước này, nghi ngờ những ưu đãi thuế dành cho các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Starbucks và Amazon là vi phạm quy định chung./.
Với cơ chế mới, các nước thành viên sẽ buộc phải tự động công bố những ưu đãi thuế áp dụng cho các công ty với các nước thành viên khác ba tháng một lần.
Theo Cao ủy phụ trách các vấn đề kinh tế của EU, Pierre Moscovici, đề xuất này là đơn giản, thiết thực, được áp dụng nhanh chóng vào tháng 1-2016, và là một cuộc cách mạng thực sự.
Kế hoạch mới còn phải trải qua các cuộc thương lượng trong nhiều tháng này sẽ nhằm vào các ưu đãi thuế, các thỏa thuận ngầm là mấu chốt trong vụ bê bối LuxLeaks.
Vụ bê bối vào năm ngoái đã hé lộ rằng một số công ty lớn nhất thế giới, trong đó có Pepsi và Ikea, đã được hưởng mức thuế chỉ là 1% theo thỏa thuận ngầm với các cơ quan thuế ở Luxembourg.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin cho biết, đề xuất của EC đã được tất cả các bộ trưởng nhất trí vô điều kiện.
Bộ trưởng của các nước đang bị chỉ trích về cơ chế thuế là Hà Lan, Ireland và Luxembourg rất ủng hộ kế hoạch mới.
EU đã tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào các nước này, nghi ngờ những ưu đãi thuế dành cho các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Starbucks và Amazon là vi phạm quy định chung./.
Việt Nam - EU thúc đẩy đàm phán và ký kết FTA song phương  (26/04/2015)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự chiêu đãi các quan chức ASEAN  (26/04/2015)
Việt Nam cam kết thúc đẩy khu vực phi vũ khí hạt nhân  (26/04/2015)
Trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam tại Ninh Bình  (26/04/2015)
Thủ tướng Chính phủ gửi điện thăm hỏi về vụ động đất tại Nepal  (26/04/2015)
Các hội nghị bộ trưởng trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 26  (26/04/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên