Thủ tướng phát lệnh thông xe tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, địa phương cắt băng khánh thành tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây.
Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh -Long Thành-Dầu Giây nối TP. Hồ Chí Minh với Quốc lộ 51, huyện Long Thành và Quốc lộ 1A, đi qua địa phận của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, có tổng chiều dài toàn tuyến 55km và được chia làm 2 dự án thành phần với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 20.630 tỷ đồng từ vốn vay thương mại của ADB (276,8 triệu USD), vốn vay ODA của JICA (640,3 triệu USD) và vốn đối ứng của Việt Nam.
Dự án thành phần I (đoạn An Phú-Vành đai II) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế 80km/giờ, quy mô giai đoạn I là 4 làn xe chạy. Dự án thành phần II (đoạn Vành đai II-Long Thành-Dầu Giây) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/giờ, riêng cầu Long Thành tốc độ thiết kế là 100km/giờ, quy mô giai đoạn I là 4 làn xe.
Việc đưa vào khai thác tuyến đường sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian đi từ TP. Hồ Chí Minh đi Ngã ba Dầu Giây theo lộ trình cũ hiện nay dài khoảng 70km, mất 3 giờ đồng hồ do thường xuyên ùn tắc trong khi đi theo đường cao tốc sẽ rút ngắn được 20km và thời gian lưu thông chỉ còn 1 giờ; đi huyện Long thành tỉnh Đồng Nai dài 45km, mất khoảng 60 phút, nay rút ngắn khoảng cách xuống còn 22km với thời gian lưu thông còn khoảng 20 phút; đi Vũng Tàu hiện dài khoảng 120km, thời gian lưu thông hơn 2,5 giờ, trong khi đi đường cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách xuống còn 95km với thời gian lưu thông còn khoảng 1 giờ 20 phút,…
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây là một dự án giao thông quy mô lớn với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD; được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại và đã vượt tiến độ 1 năm, được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đánh giá là dự án đường cao tốc đạt chất lượng cao nhất, tốt nhất từ trước tới nay.
Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng của khu vực và của cả nước. Đặc biệt chỉ trong thời gian ngắn nữa là đến dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa tri ân sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào, đặc biệt là đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất này khi tiến vào giải phóng Sài Gòn ngày 30-4-1975.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực của Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, các đơn vị thiết kế, thi công, các cán bộ, kỹ sư, công nhân và người lao động trên công trường đã làm việc ngày đêm để dự án hoàn thành trước tiến độ 1 năm, bảo đảm chất lượng và hôm nay được khánh thành, đưa vào sử dụng.
TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai cần khẩn trương cập nhập, bổ sung quy hoạch phát triển của địa phương để phát triển một cách bài bản hơn. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết việc làm, bảo đảm cuộc sống cho đồng bào đã nhường mặt bằng cho các dự án.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam tiếp tục hoàn thiện những công việc còn lại của dự án, đảm bảo cho công trình được đồng bộ, hiện đại; cùng với TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai hoàn thiện các tuyến đường gom kết nối với đường cao tốc một cách đồng bộ để phát huy tối đa hiệu quả của dự án.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để thực hiện mục tiêu cao nhất là xây dựng đất nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không còn cách nào khác phải phát triển nhanh và bền vững. Muốn vậy, phải đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước bằng các giải pháp đồng bộ trong đó có thực hiện 3 khâu đột phát chiến lược, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, trong đó có hạ tầng về giao thông vận tải theo hướng ngày càng hiện đại.
Với tinh thần như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo phát triển nhanh hơn nữa đầu tư hạ tầng giao thông, trước mắt năm 2015 phải hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau, đồng thời hoàn thành việc nối thông một số tuyến đường, đoạn đường quan trọng thuộc giai đoạn II của Dự án đường Hồ Chí Minh; huy động các nguồn lực cho xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc của Việt Nam…
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn các tổ chức quốc tế, Chính phủ và nhân dân các nước, đặc biệt là cảm ơn Ngân hàng Phát triển châu Á, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã tài trợ vốn ưu đãi thời gian dài cho Việt Nam để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng, trong đó có dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây. Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tài trợ của các đối tác, đồng thời cam kết sẽ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hoàn thiện cơ chế tự chủ để nhân rộng mô hình Đại học Tôn Đức Thắng  (08/02/2015)
Nhiều hoạt động mừng Xuân Ất Mùi tại Nhật Bản, Lào và Singapore  (08/02/2015)
Tặng 6.200 phần quà Tết cho cụ già neo đơn, trẻ mồ côi, khuyết tật  (08/02/2015)
Việt Nam tham dự hội nghị Tư lệnh lực lượng Quốc phòng ASEAN  (08/02/2015)
"Không có lý do gì để kiều bào định kiến, mặc cảm về quá khứ"  (08/02/2015)
Cộng đồng ASEAN sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển  (08/02/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên