Cà Mau cần phát huy mạnh lợi thế về thủy sản để bứt phá
Chiều 07-02-2015, phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, muốn phát triển kinh tế bền vững, Cà Mau không còn cách nào khác là phải đi từ tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong đó lợi thế lớn nhất của Cà Mau là nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và chế biến thủy hải sản.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau, những kết quả toàn diện mà Cà Mau đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn lại thời gian qua, Cà Mau đã làm làm được nhiều việc, trong đó nổi bật là kinh tế tăng trưởng liên tục, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Cà Mau tiếp tục phát huy các tiềm năng, lợi thế; ra sức khắc phục những hạn chế yếu kém còn tồn tại để tiếp tục bứt phát vươn lên.
Trước mắt, tỉnh cần nỗ lực hết mình để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra cho năm 2015 cũng như cho Kế hoạch 5 năm (2011-2015); đồng thời quan tâm chỉ đạo, tổ chức tốt Đại hội đảng bộ các cấp, xây dựng Kế hoạch cho 5 năm tới sát với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo Cà Mau có bước phát triển mới, bước đột phá mới…
Để phát huy được tốt lợi thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Cà Mau cần đặc biệt quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, tạo các điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp về đầu tư tại địa phương, nhất là đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản qua đó góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Cùng với đó, Cà Mau cần đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; đảm bảo tốt nguồn điện năng, đầu tư nhiều hơn cho thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi cũng như chủ động trong cung ứng vật tư cho nông nghiệp, cung ứng thức ăn cho chăn nuôi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Cà Mau tiếp tục quan tâm đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải; cố gắng sớm xóa bỏ tình trạng “hiện còn 9 xã chưa có đường ôtô tới trung tâm;” quan tâm đầu tư cho hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, liên lạc; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp mặn ven biển, chủ động trong ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Cà Mau cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương, Cà Mau cũng cần chủ động phải tìm ra các cách làm năng động, sáng tạo trong thu hút các nguồn lực đầu tư thực hiện các tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh việc sắp xếp, chuyển đổi nông lâm trường, gắn liền với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương đã xem xét và cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Cà Mau như đề nghị Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng kè chống sạt lở ven sông thành phố Cà Mau, hỗ trợ vốn đầu tư nạo vét luồng cho tàu cá ra vào tại các cửa biển lớn của tỉnh, hỗ trợ vốn đầu tư các dự án công trình đê biển, kè chống sạt lở để ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt ở khu vực rừng U Minh Hạ và hỗ trợ vốn đầu tư đối với một số công trình giao thông trọng điểm khác của địa phương.
Là tỉnh cực nam của Tổ quốc, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, Cà Mau được tái lập ngày 01-01-1997. Hiện thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau và trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nhiều năm.
Sản xuất thủy sản đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh nhà, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân ở các vùng ven biển và nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, góp phần đem lại cho tỉnh mỗi năm hàng trăm triệu USD, đưa Cà Mau trở thành tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất nước, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho nước nhà.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau chuyển dịch theo hướng vừa khai thác thế mạnh về lúa ở vùng trọng điểm lúa để đảm bảo an ninh lương thực vừa chuyển đổi một phần đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn…
Năm 2014, Cà Mau tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định và cao hơn năm trước với mức tăng khoảng 8,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 33 triệu đồng, tăng 9,9% so với năm 2013; các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ; quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, đến nay bình quân mỗi xã đạt 11/19 tiêu chí nông thôn mới, tăng 7,4 tiêu chí so với thời điểm xuất phát năm 2010; hiện đã có 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Về công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, Cà Mau đã tích cực chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho nhân dân vui xuân, đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm; cũng như chuẩn bị tốt kế hoạch thăm hỏi, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội./.
Hà Nội tổ chức lễ gắn biển đường phố mang tên Võ Nguyên Giáp  (07/02/2015)
Mexico khẳng định sẽ tham gia IPU-132 tại Hà Nội vào tháng 3-2015  (07/02/2015)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp sức ngư dân vì biển đảo Tổ quốc  (07/02/2015)
Mừng Xuân, Mừng Đảng, Mừng vận hội mới của đất nước  (07/02/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên