Việt Nam tham dự khóa họp lần thứ 53 của ECOSOC
21:23, ngày 06-02-2015
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, từ ngày 4 đến ngày 13-2, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, Ủy ban Phát triển xã hội thuộc Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã tổ chức khóa họp thứ 53 với chủ đề “Đổi mới tư duy và tăng cường phát triển xã hội trong thế giới hiện đại”.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, tham dự khóa họp.
Tại khóa họp, các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên đã tập trung đánh giá kết quả 20 năm thực hiện nghị quyết của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, được tổ chức tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch hồi năm 1995, cũng như đóng góp ý kiến xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015.
Khóa họp được các nước kỳ vọng là cơ hội nhìn nhận lại và thúc đẩy phát triển xã hội trước những thách thức mới nổi như quá trình đô thị hóa nhanh trên phạm vi toàn cầu, tình trạng bất bình đẳng gia tăng, hiện tượng biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực, năng lượng, bệnh dịch, xung đột vũ trang..., để từ đó xây dựng được chương trình phát triển bền vững, hòa hợp về các mặt xã hội, kinh tế và môi trường.
Sáng 5-2, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm Hội nghị Copenhagen được tổ chức trong khuôn khổ khóa họp trên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tái khẳng định tuyên bố của Hội nghị Copenhagen nhấn mạnh phát triển, công bằng xã hội là nền tảng của hòa bình, an ninh bền vững và con người phải là trung tâm của phát triển.
Theo ông, những kết quả của Hội nghị Copenhagen là cơ sở cho một loạt các cam kết quốc tế về phát triển, trong đó có Tuyên bố Thiên niên kỷ và Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG).
Ông khẳng định năm 2015 có ý nghĩa bản lề cho hành động toàn cầu, đồng thời kêu gọi các quốc gia tái khẳng định cam kết thúc đẩy phát triển, công bằng xã hội và xây dựng một thế giới bền vững, tốt đẹp hơn.
Chiều cùng ngày, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận chung về chủ đề của khóa họp.
Đại sứ nhấn mạnh xóa đói giảm nghèo tiếp tục là mục tiêu cao nhất của các nỗ lực toàn cầu cho phát triển và cộng đồng quốc tế cần tăng cường hợp tác vì mục tiêu này, trong đó có việc thực hiện các cam kết hỗ trợ phát triển, tăng cường năng lực và chuyển giao công nghệ, tạo các điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển xã hội.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định người dân vừa là đối tượng hưởng lợi, vừa là động lực của phát triển, do đó, tiến trình phát triển xã hội bền vững cần tập trung hỗ trợ người dân cũng như bảo đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng giới thiệu các chính sách và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời thông báo Việt Nam đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn Công ước về Quyền của người khuyết tật, chính thức trở thành thành viên Công ước quan trọng này.
Sau khi kết thúc, Nghị quyết của khóa họp sẽ được trình Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc xem xét trong phiên họp toàn thể vào tháng 7 tới./.
Tại khóa họp, các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên đã tập trung đánh giá kết quả 20 năm thực hiện nghị quyết của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội, được tổ chức tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch hồi năm 1995, cũng như đóng góp ý kiến xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015.
Khóa họp được các nước kỳ vọng là cơ hội nhìn nhận lại và thúc đẩy phát triển xã hội trước những thách thức mới nổi như quá trình đô thị hóa nhanh trên phạm vi toàn cầu, tình trạng bất bình đẳng gia tăng, hiện tượng biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực, năng lượng, bệnh dịch, xung đột vũ trang..., để từ đó xây dựng được chương trình phát triển bền vững, hòa hợp về các mặt xã hội, kinh tế và môi trường.
Sáng 5-2, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm Hội nghị Copenhagen được tổ chức trong khuôn khổ khóa họp trên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tái khẳng định tuyên bố của Hội nghị Copenhagen nhấn mạnh phát triển, công bằng xã hội là nền tảng của hòa bình, an ninh bền vững và con người phải là trung tâm của phát triển.
Theo ông, những kết quả của Hội nghị Copenhagen là cơ sở cho một loạt các cam kết quốc tế về phát triển, trong đó có Tuyên bố Thiên niên kỷ và Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG).
Ông khẳng định năm 2015 có ý nghĩa bản lề cho hành động toàn cầu, đồng thời kêu gọi các quốc gia tái khẳng định cam kết thúc đẩy phát triển, công bằng xã hội và xây dựng một thế giới bền vững, tốt đẹp hơn.
Chiều cùng ngày, Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận chung về chủ đề của khóa họp.
Đại sứ nhấn mạnh xóa đói giảm nghèo tiếp tục là mục tiêu cao nhất của các nỗ lực toàn cầu cho phát triển và cộng đồng quốc tế cần tăng cường hợp tác vì mục tiêu này, trong đó có việc thực hiện các cam kết hỗ trợ phát triển, tăng cường năng lực và chuyển giao công nghệ, tạo các điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển xã hội.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định người dân vừa là đối tượng hưởng lợi, vừa là động lực của phát triển, do đó, tiến trình phát triển xã hội bền vững cần tập trung hỗ trợ người dân cũng như bảo đảm nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng giới thiệu các chính sách và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời thông báo Việt Nam đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn Công ước về Quyền của người khuyết tật, chính thức trở thành thành viên Công ước quan trọng này.
Sau khi kết thúc, Nghị quyết của khóa họp sẽ được trình Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc xem xét trong phiên họp toàn thể vào tháng 7 tới./.
Gần 2.000 đại biểu từ 150 quốc gia và tổ chức sẽ dự IPU-132  (06/02/2015)
Mỹ công bố ưu tiên chính sách tại châu Á - Thái Bình Dương  (06/02/2015)
Quan hệ Mỹ - Mỹ La-tinh: Bình đẳng mới bền lâu  (05/02/2015)
Trận đầu ra quân đánh thắng của bộ đội Tăng - Thiết giáp  (05/02/2015)
Trận đầu ra quân đánh thắng của bộ đội Tăng - Thiết giáp  (05/02/2015)
Lãnh đạo các tỉnh biên giới Lào thăm, chúc Tết tại tỉnh Nghệ An  (05/02/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên