Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân thăm Viện Friedrich Naumann
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, lĩnh vực hoạt động của FNF rất được chào đón ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại.
Sáng 04-02, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, đã đến thăm Viện Friedrich Naumann (FNF) - một Viện Chính trị của Đức.
Ông Hans-Georg Jonek, Giám đốc Viện cho biết: FNF là một Viện Chính trị của Đức, đại diện cho khuynh hướng tự do, là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động ở trên 70 nước.
FNF mở văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2012. Lĩnh vực hoạt động chính của FNF ở Việt Nam là hỗ trợ các dự án phát triển kinh tế thị trường. Trong những năm qua, FNF có hợp tác với Viện Phát triển Kinh tế Hợp tác trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong các dự án giúp Viện Phát triển Kinh tế hợp tác nâng cao năng lực quản lý.
Năm vừa qua, FNF hỗ trợ Viện Phát triển Kinh tế Hợp tác trong việc biên soạn và xuất bản cuốn sách cẩm nang hỏi đáp về Luật Hợp tác xã.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, lĩnh vực hoạt động của FNF rất được chào đón ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại, khi Việt Nam đang nỗ lực cải cách nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khẳng định trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, khu vực kinh tế tập thể giữ vai trò quan trọng và Việt Nam rất muốn tham khảo mô hình của Đức, vì Đức là đất nước có truyền thống trong việc tổ chức kinh tế hợp tác xã.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân giới thiệu một số nét chính về vai trò, nhiệm vụ và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Hans-Georg Jonek giới thiệu các khóa đào tạo nghiệp vụ dành cho cán bộ do FNF tổ chức tại Cộng hòa Liên bang Đức, đồng thời mời các cán bộ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ đó.
Ông Hans-Georg Jonek cũng bày tỏ khả năng hỗ trợ đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để nâng cao năng lực cho cán bộ và tổ chức các cuộc hội thảo trong khuôn khổ hoạt động của Mặt trận Tổ quốc.
Hoan nghênh ý tưởng này, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đào tạo và trao đổi nghiệp vụ cán bộ giữa Việt Nam và Đức là một lĩnh vực mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể hợp tác với FNF trong thời gian tới.
Hai bên bày tỏ nguyện vọng trao đổi sâu hơn để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các dự án cụ thể./.
Một số vấn đề đặt ra trong quy hoạch, thực hiện liên kết vùng ở nước ta  (05/02/2015)
Nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở  (05/02/2015)
Tunisia cử Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực đầu tiên tại ASEAN  (05/02/2015)
Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Hội Nhật - Việt thành phố Sakai  (05/02/2015)
Chính phủ đặt quyết tâm cao đạt mức tăng trưởng GDP 6,2%  (05/02/2015)
Gặp mặt đoàn Ngoại giao, tổ chức quốc tế nhân dịp Tết Ất Mùi  (05/02/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển