65 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và các nước Trung - Đông Âu
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung - Đông Âu, bao gồm Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia (02-02-1950); Hungary và Romania (03-02-1950); Cộng hòa Ba Lan (04-02-1950); Cộng hòa Bulgaria (08-02-1950) và Cộng hòa Albania (11-02-1950), ngày 02-02, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã trao đổi Thư chúc mừng với các vị Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội các nước Trung - Đông Âu nêu trên.
Thư chúc mừng của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam gửi Lãnh đạo cấp cao các nước Trung - Đông Âu có đoạn viết:
“Cách đây 65 năm, các nước Trung-Đông Âu nằm trong số những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước Trung - Đông Âu trong 65 năm qua đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân các nước chung tay vun đắp trên cơ sở tin cậy, hiểu biết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
Trong trái tim mỗi người Việt Nam luôn ghi đậm những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu, hiệu quả mà nhân dân các nước Trung - Đông Âu đã dành cho Việt Nam suốt những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Hàng chục ngàn cán bộ, kỹ sư Việt Nam đã được đào tạo tại các nước Trung - Đông Âu và nhiều người trong số họ đang giữ những cương vị trọng trách trong bộ máy Nhà nước cũng như trong đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam, đây là tài sản vô giá của tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước Trung - Đông Âu”.
Lãnh đạo cấp cao các nước Trung - Đông Âu nhất trí đánh giá rằng, trải qua những thay đổi lớn lao trên thế giới cũng như tại mỗi nước, quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung - Đông Âu đã đứng vững trước mọi thử thách, là mối quan hệ thắm đượm tình hữu nghị, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước của mỗi nước, là cơ sở vững chắc cho hợp tác giữa các nước trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có nhiều biến động sâu sắc.
Trong Thư chúc mừng của mình, Lãnh đạo cấp cao các nước Trung - Đông Âu bày tỏ “khâm phục trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là nhân tố ổn định của khu vực Đông Nam Á, là ví dụ sinh động trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trên thế giới bằng các biện pháp hòa bình. Việt Nam đã trở thành người bạn quan trọng của Liên minh châu Âu tại khu vực và là một thành viên năng động của Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM)”.
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và các nước Trung - Đông Âu đều thống nhất cho rằng sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước Trung - Đông Âu đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của mỗi nước trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế; nhất trí cùng nhau nỗ lực hơn nữa nhằm củng cố, đưa các mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp nói trên phát triển, đi vào chiều sâu hiệu quả, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của mỗi dân tộc, vì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao các nước Trung - Đông Âu trên cũng đã trao đổi Thư chúc mừng./.
Trung Quốc chuyển mô hình, Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn  (02/02/2015)
Tạo đà cho nền kinh tế phát triển hiệu quả từ tái cơ cấu và ba đột phá  (02/02/2015)
Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác về lĩnh vực tôn giáo  (02/02/2015)
Việt Nam - Singapore ký biên bản ghi nhớ về hợp tác quân y  (02/02/2015)
Đoàn cựu chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam thăm Lào  (02/02/2015)
Kỷ niệm trọng thể 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam  (02/02/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển