Philippines quan ngại Trung Quốc mở rộng hoạt động tại Biển Đông
Phát biểu với báo giới ở Thủ đô Manila, ông Albert del Rosario nêu rõ các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải trên tuyến đường biển mà một lượng lớn hàng hóa của thế giới được vận chuyển qua đây.
Ngoại trưởng Philippines cũng cho biết, ông sẽ đưa vấn đề này ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN sắp tới, hối thúc các nước liên quan thiết lập Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để không gia tăng căng thẳng ở vùng biển này.
Trước đó, tại cuộc Đối thoại chiến lược song phương thường niên lần thứ năm giữa Philippines và Mỹ, diễn ra tại Thủ đô Manila trong hai ngày 20 và 21-01, hai bên đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc mở rộng hoạt động trên Biển Đông.
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc đối thoại, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia cáo buộc các hành động gần đây của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 với ASEAN cũng như cản trở những nỗ lực giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Các quan chức Mỹ tham dự đối thoại cũng bày tỏ quan ngại về cách hành xử của Bắc Kinh. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel kêu gọi các bên kiềm chế và “các nước lớn không nên hăm dọa các nước nhỏ”. Ông Daniel Russel kêu gọi Bắc Kinh không sử dụng bạo lực trong các tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, nhấn mạnh “cách hành xử này làm gia tăng căng thẳng”.
Trong thông cáo chung kết thúc đối thoại, Philippines và Mỹ cáo buộc các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đi ngược lại luật pháp quốc tế và không phù hợp với DOC. Thông cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn định, tôn trọng luật lệ và quyền tự do hàng hải.
Tháng 3-2014, Manila đã chính thức đệ đơn kiện lên tòa án trọng tài Liên hợp quốc, yêu cầu ra phán quyết về việc Trung Quốc vô lý tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các vùng biển đảo ở Biển Đông./.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm (22/01/2015)
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của niềm tin, ý chí và khát vọng thống nhất đất nước của toàn dân tộc
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam