Tạo sự chuyển biến tích cực trong vùng Tây Bắc
Kết quả đạt được
Năm 2014, tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do phải đối mặt với thiên tai, sự chống phá của các thế lực thù địch và việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong vùng; song, thực hiện nghiêm túc các giải pháp của Chính phủ, phát huy nội lực của từng địa phương; dưới sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn, kịp thời của các cấp ủy, chính quyền, vùng Tây Bắc tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng trên mọi lĩnh vực.
Về kinh tế
Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân toàn vùng đạt 8,14%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 24,7 triệu đồng, tăng 2,6 triệu đồng so với năm 2013. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trên 25.900 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2013. Chi ngân sách nhà nước trên 88.900 tỷ đồng, tăng 1,7%.
Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, sản lượng lương thực đạt trên 4,1 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người đạt gần 465 kg. Chăn nuôi duy trì phát triển ổn định. Trong năm, toàn vùng trồng mới được 120 nghìn ha rừng các loại, vượt 3,6% so với năm trước; tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,6%, tăng 0,5% so với năm trước.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh năm 2010) đạt trên 83.280 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoạt động thương mại, dịch vụ tương đối ổn định; giá cả hàng hóa không biến động lớn. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục tăng cường. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu toàn vùng đạt trên 6.525 triệu (USD), tăng 18,5%, trong đó xuất khẩu địa phương đạt 1.192 triệu USD, tăng 4%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 101.970 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2013, trong đó tổng vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đạt trên 45.700 tỷ đồng, tăng 6,7%. Các hoạt động xúc tiến đầu tư đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư trong vùng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản; đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bảo vệ môi trường được tăng cường.
Về văn hóa - xã hội
Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm phát triển toàn diện; chính sách phát triển giáo dục dân tộc thiểu số và chính sách đối với các trường bán trú đã từng bước đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tại chỗ. Chất lượng giáo dục, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn có nhiều chuyển biến tích cực. Quy mô, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất được củng cố và phát triển. Tỷ lệ huy động trẻ em (từ 6 - 14 tuổi) đến trường đạt trên 97%.
Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chính sách y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách được triển khai có hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khám, chữa bệnh được chú trọng đầu tư; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 21,6%. Trong năm toàn vùng không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Công tác đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho người lao động đạt nhiều kết quả. Tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng còn 17,9%, giảm 4,6% so với năm 2013.
Các hoạt động văn hóa thể thao và du lịch được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, thiết thực; nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội được tổ chức có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và giàu bản sắc dân tộc, tạo không khí thi đua thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ ở các địa phương.
Về công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại
Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân; nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm; tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại và các vụ việc phức tạp, kéo dài. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì, phát triển.
Hoạt động đối ngoại được phát triển cả chiều sâu và chiều rộng. Các địa phương trong vùng tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ hữu nghị với các tỉnh nước bạn Lào; phát triển các mối quan hệ với vùng, lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Công tác xuất, nhập cảnh được quản lý chặt chẽ.
Công tác xây dựng hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn; chất lượng hoạt động được nâng lên. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều nỗ lực trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương Đảng, Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có sự đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động.
Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh; việc sắp xếp, kiện toàn và đạo tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở được quan tâm; cơ cấu cán bộ từng bước được bố trí phù hợp với thành phần dân tộc.
Công tác phát triển đảng viên được quan tâm triển khai đạt kết quả tốt, nhất là ở những thôn bản chưa có hoặc có ít đảng viên. Trong năm, đã kết nạp được 27.242 quần chúng ưu tú vào Đảng, nâng tổng số đảng viên của toàn vùng lên 689.240 người; xóa được 1.264 thôn, bản chưa có chi bộ và 9 thông bản trắng đảng viên.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng được thực hiện thường xuyên. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011, của Bộ Chính trị đạt nhiều kết quả. Đã triển khai tốt việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu. Công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng theo Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30-5-2014, của Bộ Chính trị được triển khai tới các tổ chức cơ sở Đảng.
Công tác dân tộc, tôn giáo
Các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện có hiệu quả, nhất là các chương trình hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đời sống. Đời sống của đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể. Các địa phương đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, tỉnh lần thứ II nhằm khích lệ, động viên, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Các địa phương tiếp tục thể chế hóa Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn của Trung ương để đồng bào có đạo tham gia các hoạt động tôn giáo thuận lợi. Công tác quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo được tăng cường. Việc đăng ký điểm nhóm sinh hoạt đối với đạo Tin lành và thành lập Tổ chức Phật giáo cấp tỉnh được các địa phương triển khai theo đúng các quy định; trong năm đã tổ chức đăng ký sinh hoạt đạo Tin lành cho 70 điểm nhóm, nâng tổng số điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt lên 478; thành lập 2 Tổ chức Phật giáo ở tỉnh Điện Biên, Sơn La.
Một số hạn chế và thách thức
Thứ nhất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là mạng lưới giao thông, hạ tầng y tế, giáo dục tuy được quan tâm đầu tư xây dựng song còn yếu kém. Thu ngân sách trên địa bàn mới đáp ứng được 1/3 chi ngân sách địa phương.
Thứ hai, đời sống của một số bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ nghèo còn cao (17,9%). Chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Chất lượng khám, chữa bệnh ở tuyến huyện, xã, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ ba, trình độ và năng lực của một bộ phận cán bộ cơ sở còn hạn chế, yếu kém. Công tác phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là đảng viên nữ gặp nhiều khó khăn. Việc bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số cấp cơ sở còn bộc lộ những hạn chế, nhất là cơ cấu cán bộ theo thành phần dân tộc.
Thứ tư, tình trạng di cư tự do của đồng bào dân tộc thiểu số diễn biến phức tạp; trong năm đã phát hiện 1.073 hộ với 5.563 nhân khẩu di cư tự do, trong đó di cư trong nước 761 hộ/4.047 khẩu, di cư đi nước ngoài 312/1.726 khẩu. Công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu còn yếu kém, nguồn lực nhằm ổn định đời sống cho đồng bào di cư tự do còn nhiều khó khăn.
Thứ năm, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với nhiều âm mưu và thủ đoạn khó lường. Tình trạng tuyên truyền đạo trái pháp luật còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Tình hình khiếu kiện, tố cáo, xuất nhập cảnh trái phép, buôn bán phụ nữ và trẻ em, nhất là tội phạm về ma túy tiếp tục gia tăng.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và củng cố, xây dựng hệ thống chính trị, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cần thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 26-KL/TW, ngày 02-8-2012, của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 01-7-2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
Hai là, tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự vùng Tây Bắc; bảo đảm giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật, hoạt động của các “tà đạo”, “đạo lạ”. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức nắm tình hình và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các giải pháp đấu tranh với các loại tội phạm về ma túy trên vùng Tây Bắc.
Ba là, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án “Củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014 - 2018” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 718/QĐ-TTg, ngày 15-5-2014 nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh chính trị vùng Tây Bắc.
Bốn là, theo dõi, nắm tình hình thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30-5-2014 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Năm là, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt phát triển kinh tế, tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng bền vững; tăng cường liên kết phát triển kinh tế giữa các địa phương trong và ngoài vùng. Kiểm tra, nắm tình hình và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần ổn định đời sống, sản xuất của đồng bào tái định cư các dự án thủy điện trong vùng.
Sáu là, phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, các bộ, ngành liên quan, các địa phương trong vùng rà soát, lựa chọn danh mục đề tài khoa học thuộc Chương trình khoa học, công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Bắc bảo đảm thiết thực, phù hợp.
Bảy là, tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và các thành viên kiêm nhiệm.
Ghi nhận sự cố gắng của các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả đạt được trong thời gian qua, tiếp thu các ý kiến của các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, các bộ, ngành tập hợp các kiến nghị để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: năm vừa qua, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn thách thức nhưng 12 tỉnh vùng Tây Bắc đã có sự phát triển toàn diện, về cơ bản là bình yên, nhiều mặt phát triển như kết cấu hạ tầng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo, an sinh xã hội được quan tâm, hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, củng cố thêm một bước, nhiều tỉnh có sự chuyển biến về tốc độ tăng trưởng so với các khu vực khác. Đã có sự kết hợp giữa Ban Chỉ đạo Tây nguyên và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ về kinh nghiệm và thông tin để tạo nên sự chuyển biến chung.
Tuy nhiên, do những điều kiện khác nhau Tây Bắc chuyển biến còn chậm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, về môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh.
Bước vào năm 2015, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp. Phó Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới:
Thứ nhất, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cần tiếp tục thực hiện các chức năng nhiệm vụ được phân công; thực hiện tốt các kết luận của Thủ tướng, các bộ trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển vùng Tây Bắc. Giữ vững an ninh biên giới, ngăn chặn việc buôn bán người và việc móc nối với các tổ chức phản động làm gián điệp; kiên quyết ngăn chặn việc truyền đạo trái phép, không để cho các thế lực thù địch có điều kiện thành lập các tổ chức đối lập ở các vùng biên giới, bảo đảm an toàn biên giới, chống buôn lậu qua các tỉnh biên giới.
Thứ hai, tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, xóa tình trạng thôn bản không có đảng viên, quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho các cán bộ cơ sở; củng cố và làm vững mạnh hệ thống chính trị cơ sở.
Thứ ba, tiếp tục xây dựng chương trình hành động cụ thể giảm đói nghèo, chuyển mạnh cơ cấu trong nông nghiệp, tiến hành các đề án nghiên cứu khoa học, các đề án ở các vùng khó khăn để tìm ra các mô hình các biện pháp phát triển kinh tế vùng Tây Bắc.
Thứ tư, thực hiện việc quy hoạch dân cư vùng biên giới; động viên đồng bào đoàn kết thống nhất; đối với các đồng bào di cư vào Tây Nguyên phải có quy hoạch đầu đi và đầu đến để đồng bào yên tâm sinh sống và lao động sản xuất.
Thứ năm, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư tốt để phát triển. Hướng mạnh vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động. Tích cực triển khai chuyển giao khoa học - công nghệ; kết hợp giữa các trường đại học, các bộ, ngành và các chuyên gia; xây dựng các mô hình tốt trong thực tế để giảm đói nghèo trong vùng Tây Bắc.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, củng cố lòng tin của nhân dân; kết hợp an sinh xã hội với công tác tuyên truyền, không để cho dân đói và dân nghe theo tuyên truyền của địch.
Thứ bảy, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cần làm tốt công việc được giao, chủ động nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin thường xuyên giữa các thành viên trong Ban Chỉ đạo với các tỉnh, hạn chế cách làm hình thức, chủ động hơn nữa trong công việc và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao để tạo ra sự chuyển biến tích cực trong toàn vùng Tây Bắc./.
Các bệnh viện cam kết “không để người bệnh nằm giường ghép” thực hiện mục tiêu của Đề án giảm quá tải bệnh viện  (21/01/2015)
Các bệnh viện cam kết “không để người bệnh nằm giường ghép” thực hiện mục tiêu của Đề án giảm quá tải bệnh viện  (21/01/2015)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bảo đảm tổ chức thành công IPU-132  (21/01/2015)
Đổi mới phương pháp điều hành của Văn phòng Chủ tịch nước  (21/01/2015)
Thông điệp Liên bang Mỹ năm 2015 tập trung vào vấn đề đối nội  (21/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển