Tổng thống Nga V. Pu-tin: "Nhân vật quyền lực nhất thế giới"
TCCSĐT - Năm 2014, tạp chí danh tiếng thế giới Forbes (Mỹ) bầu chọn Tổng thống Nga V. Pu-tin là người quyền lực nhất thế giới trong danh sách 72 người quyền lực hàng đầu thế giới. Đây là lần thứ hai liên tiếp, Tổng thống V. Pu-tin được Forbes bình chọn danh hiệu đó.
Lý giải cho quyết định kể trên, Ban Biên tập tạp chí Forbes cho rằng, sáp nhập bán đảo Crưm, xử lý sự đối đầu với phương Tây liên quan đến khủng hoảng chính trị U-crai-na và ký hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD với Trung Quốc đã giúp Tổng thống V. Pu-tin giành ngôi vị số 1. Còn năm 2013, nhờ làm trung gian hòa giải thành công trong việc Xy-ri tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học, nhà lãnh đạo Nga cũng được Ban biên tập tạp chí Forbes xếp vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng những người có quyền lực hàng đầu thế giới. Trước đó, năm 2007, tạp chí Time (Mỹ) đã bình chọn Tổng thống Nga V. Pu-tin là “Người đàn ông của năm” với lý do ông là “một người đàn ông kiên quyết và cứng rắn, nổi lên như một trụ cột quan trọng của thế kỷ XXI và giúp nước Nga trở lại trung tâm thế giới”.
Hóa giải cuộc khủng hoảng Xy-ri
Năm 2013, một sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra trong cuộc nội chiến ở Xy-ri là vũ khí hóa học đã được sử dụng trong các cuộc giao tranh. Trong khi chưa có kết quả điều tra toàn diện của Liên hợp quốc để kết luận chính xác việc sử dụng vũ khí hóa học, phía Mỹ đã tuyên bố rằng, chính lực lượng ủng hộ Tổng thống Xy-ri Ba-xa An At-xat đã “vượt qua ranh giới đỏ”, sử dụng vũ khí hóa học. Do đó, Mỹ tuyên bố sẽ tấn công “trừng phạt” Xy-ri. Theo Hiến chương Liên hợp quốc, việc tiến hành chiến tranh nhằm vào một quốc gia có chủ quyền thì nhất thiết phải được phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Năm 2003 với lý do “I-rắc sở hữu vũ khí hóa học”, Mỹ đã phát động chiến tranh xâm lược quốc gia này. Nếu kịch bản đó lặp lại ở Xy-ri sẽ đặt toàn bộ Trung Đông, thậm chí cả thế giới vào mối nguy hiểm mới. Với trách nhiệm trước an ninh của các quốc gia, tránh nguy cơ thảm họa chiến tranh tàn khốc ở Xy-ri và khu vực Trung Đông, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã đề nghị đặt kho vũ khí hoá học của Xy-ri dưới sự kiểm soát của quốc tế. Sáng kiến này được Xy-ri và cộng đồng quốc tế ủng hộ, dẫn tới một sự kiện quan trọng: ngày 28-9-2013, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết mang tính lịch sử, theo đó Xy-ri hoàn toàn loại bỏ vũ khí hóa học của họ. Nguy cơ một cuộc chiến thảm khốc nhằm vào quốc gia này đã được hóa giải.
Việc Tổng thống V. Pu-tin tìm được lối thoát ngoại giao trong cuộc khủng hoảng Xy-ri vào đúng thời điểm kịch tính nhất đã thể hiện trách nhiệm, quyền lực và ưu thế của mình trong việc sẵn sàng đương đầu với những thử thách khó lường mới.
Sáp nhập Crưm vào Nga
Sau vụ biểu tình dẫn đến thay đổi chính quyền ở Ki-ep ngày 22-02-2014, ngày 06-3-2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crưm tuyên bố độc lập, tách khỏi U-crai-na và tổ chức trưng cầu ý dân vào ngày 16-3-2014 về nguyện vọng sáp nhập vào Nga như một chủ thể liên bang. Trên cơ sở kết quả trưng cầu ý dân với hơn 96% ý kiến tán thành tách Crưm khỏi U-crai-na và “trở về với nước Nga”, ngày 18-3-2014 Thủ tướng Cộng hòa Crưm X. Ác-xi-ô-nốp đã ký với Tổng thống Nga V. Pu-tin Hiệp định sáp nhập Crưm vào Nga. Ngày 21-3-2014, Hiệp ước này đã được Thượng viện Nga thông qua và Tổng thống Nga V. Pu-tin ký phê chuẩn thành luật, chính thức hoàn tất thủ tục pháp lý.
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu pháp lý quốc tế, việc Cộng hòa Crưm tuyên bố độc lập và sáp nhập vào Liên bang Nga là phù hợp với luật pháp quốc tế. Thế nhưng Mỹ lại coi việc Cộng hòa Crưm trưng cầu ý dân và sau đó sáp nhập chủ thể này vào Nga là “bất hợp pháp” và “vi phạm luật pháp quốc tế”. Với lý do này, Mỹ đã phát động chiến dịch trừng phạt kinh tế, bao vây cấm vận Nga và điều này vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) mà Nga là một thành viên.
Trên cơ sở pháp lý quốc tế rõ ràng, việc sáp nhập Crưm vào Nga thể hiện quyền lực và uy tín của Tổng thống V. Pu-tin trong bối cảnh Mỹ và các nước phương Tây tăng cường cấm vận nước Nga.
Trong cuộc đối đầu phương Tây - Nga
Cuộc khủng hoảng ở U-crai-na là thử thách lịch sử mới đối với nước Nga trong năm 2014. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc khủng hoảng này là các tập đoàn tài phiệt Mỹ và phương Tây muốn biến U-crai-na thành chiến trường trong cuộc chiến tranh địa - chính trị trên lục địa Á - Âu để chống Nga. Brê-din-xki (Z. Brzezinsky), chính trị gia hàng đầu ở Mỹ, nguyên Cố vấn của Tổng thống Mỹ G. Ca-tơ, từng đưa ra nhận định rằng, U-crai-na là trụ cột trong chiến lược địa - chính trị của Mỹ nhằm làm tan rã nước Nga như một quốc gia có chủ quyền. Còn Pôn Cơ-rây Rô-bớt (Paul Craig Roberts), nguyên Cố vấn kinh tế cho Tổng thống Mỹ Rô-nan Ri-gân (Ronald Reagan) nhận định rằng, cuộc khủng hoảng chính trị U-crai-na được Mỹ hậu thuẫn với nhiều ý đồ, trong đó có mục đích đẩy Nga khỏi căn cứ quân sự của Hạm đội Biển Đen ở cảng Xê-va-xtô-pôn, biến U-crai-na thành căn cứ quân sự và trung tâm huấn luyện khủng bố để tấn công vào các mục tiêu ở Nga, gây bạo loạn để lật đổ chính thể ở Mát-xcơ-va.
Mỹ và các nước phương Tây đã tiến hành cuộc chiến toàn diện, kết hợp các biện pháp bao vây cấm vận kinh tế, đến tài chính - tiền tệ, năng lượng, tư tưởng và tâm lý, khủng bố, đe dọa, tống tiền, mua chuộc, lôi kéo, buộc Nga phải “đầu hàng”, thậm chí làm tan rã nước Nga từ bên trong. Theo nhận xét của chính giới phân tích, bình luận ở Mỹ và phương Tây, với chiến lược luôn dựa vào công lý và luật pháp quốc tế, Tổng thống V. Pu-tin đang chéo lái “con thuyền Nga” vượt qua bão táp để làm thất bại “đề án U-crai-na” của Mỹ. Trong khi Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma tuyên bố tại Diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2014 rằng, thế giới đứng trước 3 nguy cơ an ninh lớn là đại dịch Ê-bô-la, “nguy cơ xâm lược từ Nga” và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), song nước Nga của Tổng thống V. Pu-tin vẫn nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, trước hết là các nước trong nhóm BRICS (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi).
Biểu hiện rõ ràng nhất của sự ủng hộ này là kết quả 3 chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nga V. Pu-tin tới Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ trong năm 2014, trong đó Nga đã ký “hợp đồng thế kỷ” với Trung Quốc về khí đốt, ký với Thổ Nhĩ Kỳ đề án hợp tác xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt thay thế đề án “Dòng chảy phương Nam”, thổi “luồng sinh khí mới” cho quan hệ Nga - Ấn Độ. Cho đến nay, trái với toan tính của Mỹ và các nước phương Tây rằng người dân Nga sẽ nổi dậy, lật đổ Tổng thống V. Pu-tin, uy tín của ông đã tăng từ 2% khi bước chân vào Điện Crem-lin lên 60-70% trong 15 năm cầm quyền. Không những vậy, người dân Nga còn chọn ông là “người lãnh đạo có quyền lực nhất ở nước Nga”./.
Là một người yêu nước nhiệt thành, Tổng thống Nga V. Pu-tin nói “Tôi luôn cảm thấy mình là một phần của nước Nga. Tất cả chúng ta đều yêu đất nước nhưng tôi thực sự cảm thấy mình là một phần của nhân dân và tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống dù chỉ một giây mà không có nước Nga”. Và “Nếu muốn giữ bản sắc, cần nuôi dưỡng lòng yêu nước. Nếu không, đất nước này sẽ không thể tồn tại, sẽ sụp đổ từ bên trong”. Đó là lý do vì sao người dân Nga vẫn đặt niềm tin vào Tổng thống V. Pu-tin trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn do trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây: “V. Pu-tin đã lấy lại lòng tự hào cho người Nga, vị thế không tầm thường của nước Nga, truyền đến cho người dân Nga cảm hứng sống có lý tưởng, yêu nước một cách nhiệt thành và kiên định”. |
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015  (15/01/2015)
Chủ tịch nước thăm và làm việc tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội  (15/01/2015)
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm và làm việc tại Hà Giang  (15/01/2015)
Đẩy mạnh hợp tác, quản lý, phát triển bền vững sông Mekong  (15/01/2015)
Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội  (15/01/2015)
Hội nghị công tác tham mưu về kinh tế - xã hội  (15/01/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay