Tổng kết Chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng giữa Đề án 165, Quỹ Temasek và Trường Đại học Nanyang (Xin-ga-po)
TCCSĐT - Ngày 31-10-2014, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Văn phòng Đề án 165, Ban Tổ chức Trung ương cùng Quỹ Temasek và Trường Đại học Nanyang (Xin-ga-po) đã phối hợp tổ chức Lễ tổng kết nhằm đánh giá hiệu quả các khóa bồi dưỡng năm 2013 và triển khai Kế hoạch hợp tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2014
Tới dự Lễ tổng kết có đồng chí Nguyễn Văn Quynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Ban Chỉ đạo Đề án 165; Ngài Teck Hean, Đại sứ Xin-ga-po tại Việt Nam; Ngài Benedict Cheong, Giám đốc điều hành Quỹ Temasek; GS. Ala Chan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Công nghệ Nanyang (Xin-ga-po); đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; các học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng đã và sẽ tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình hợp tác; cùng đại diện các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương...
Báo cáo tại Lễ tổng kết, ông Nguyễn Văn Du, Chánh Văn phòng Đề án 165 khẳng định, từ tháng 8 đến tháng 11-2013, Đề án 165 đã phối hợp với Trường Đại học Nanyang, (Xin-ga-po) tổ chức thành công 06 đoàn cán bộ đi bồi dưỡng ngắn hạn tại Xin-ga-po với 148 cán bộ tham gia. Chương trình của các khóa học năm 2013 được xây dựng trên một kết cấu thống nhất với 60% chuyên đề học về kỹ năng lãnh đạo và phát triển nguồn nhân lực, 40% về kinh nghiệm quản lý công của Xin-ga-po trên các lĩnh vực. Đoàn đầu tiên của năm được dành cho cán bộ nữ do bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (cấp thứ trưởng) làm trưởng đoàn, thành viên đoàn là cán bộ lãnh đạo cấp vụ ở Trung ương và các địa phương. Từ đoàn thứ 2 đến đoàn thứ 6, cán bộ tham gia đều là lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh và người đứng đầu chính quyền địa phương cấp huyện (bí thư, chủ tịch huyện); trong đó, có 2 cán bộ là bí thư tỉnh ủy, 19 cán bộ là phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh. Đây là lần đầu tiên Đề án tổ chức được chương trình có số lượng lớn học viên là các cán bộ chủ chốt cấp huyện, tỉnh.
Tham gia khóa đào tạo, các học viên được các giáo sư danh tiếng của các trường đại học ở Xin-ga-po, nhiều người đã và đang là quan chức cao cấp của Chính phủ, nghị sĩ của Nghị viện, luật sư nổi tiếng giảng dạy với trình độ cao, kiến thức sâu rộng, nhiều kinh nghiệm thực tế trong chính trường và các lĩnh vực liên quan đến chủ đề bài giảng, kỹ năng trình bày tốt, phân tích sâu sắc, cởi mở, thân thiện. Văn phòng Đề án 165 đã có sự phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học Nanyang chuẩn bị chu đáo việc xây dựng nội dung, chương trình nghiên cứu chuyên đề, đi khảo sát thực tế, chuẩn bị cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, đi lại… phục vụ tốt nhất cho các khóa học với sự tài trợ của Quỹ Temasek.
Theo đánh giá của học viên, khóa học rất bổ ích trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Các học viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trong đó tập trung vào tư duy lãnh đạo, quản lý với tầm nhìn chiến lược, mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh những bài giảng về lý luận, còn có nhiều giờ thảo luận theo nhóm và chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Một số chuyên đề được nhiều học viên đặc biệt tâm đắc, như chiến lược phát triển kinh tế của Xin-ga-po, kinh nghiệm tuyển chọn nhân tài, kỹ năng lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý công trên các lĩnh vực như: môi trường, đô thị, giáo dục... Sau khóa học, các học viên có nhiều cơ hội để phổ biến thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, tạo nên sức lan tỏa cao của khóa học. Nhiều cán bộ đã có những ý tưởng áp dụng kiến thức học được vào thực tế công tác khá hiệu quả.
Phát biểu chào mừng Lễ tổng kết, ngài Teck Hean, Đại sứ Xin-ga-po tại Việt Nam bày tỏ sự vui mừng trước những kết quả của các khóa đào tạo năm 2013; đồng thời khẳng định Xin-ga-po, với tư cách là một đối tác năng động, sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong nâng cao năng lực của các cán bộ lãnh đạo cũng như trong quá trình đổi mới đất nước. Ngài Teck Hean cũng tin tưởng, với sự cam kết của các bên tham gia chương trình hợp tác, các khóa học sẽ đạt được hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam cũng như sự thịnh vượng chung cho khu vực ASEAN.
Đồng chí Nguyễn Văn Quynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Ban Chỉ đạo Đề án 165 đã trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác của Chính phủ Xin-ga-po cũng như Đại học Nanyang và Quỹ Temasek trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp của Việt Nam. Đồng chí cũng nhấn mạnh tính thiết thực và ý nghĩa của các khóa học và tin tưởng vào sự thành công của chương trình hợp tác tiếp theo trong năm 2014 - năm hợp tác thứ 3 giữa các bên.
Phát huy các kết quả đã đạt được của các năm 2012, 2013, Quỹ Temasek cam kết tiếp tục hỗ trợ về kinh phí đào tạo để trong năm 2014 và 2015, Đề án 165 sẽ tổ chức 6 khóa bồi dưỡng tại Trường Đại học Nanyang dành cho 140 cán bộ về xây dựng năng lực lãnh đạo, phát triển nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý công của Xin-ga-po với đối tượng là các cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp Vụ trưởng trở lên ở cơ quan Trung ương và cán bộ chủ chốt cấp huyện trở lên của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Với sự bảo đảm về nội dung và các điều kiện tổ chức các khóa bồi dưỡng của Trường Đại học Nanyang; với tinh thần học hỏi, cầu thị, lãnh đạo Đề án 165 tin rằng mối quan hệ hợp tác này sẽ thu được những kết quả tích cực, góp phần trang bị những kiến thức, kỹ năng thiết thực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn thời kỳ hội nhập, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Xin-ga-po - Việt Nam ngày càng tốt đẹp và hiệu quả./.
Đại biểu Quốc hội hiến kế quản lý thu chi, phân bổ hợp lý ngân sách  (31/10/2014)
Doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm khi kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam  (31/10/2014)
Chính phủ chỉ đạo tập trung quản lý chặt chẽ nợ công  (31/10/2014)
Nga đồng ý nối lại nguồn cung khí đốt cho Ukraine tới tháng Ba  (31/10/2014)
Đại biểu Quốc hội lo lắng cho “sức khỏe” của doanh nghiệp  (31/10/2014)
ASEAN và các nước đối tác tăng cường bảo vệ môi trường  (31/10/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên