Trung Quốc: Khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 18
Theo Tân Hoa xã, ngày 20-10, phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã khai mạc tại Thủ đô Bắc Kinh với trọng tâm thảo luận là vấn đề pháp quyền. Đây là lần đầu tiên một phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy pháp quyền làm chủ đề trọng tâm.
Phiên họp diễn ra từ ngày 20-10 đến ngày 23-10, sẽ thảo luận một dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về "các vấn đề quan trọng liên quan tới việc thúc đẩy một cách toàn diện hệ thống luật pháp". Nghị quyết sẽ tạo cơ sở để Đảng Cộng sản Trung Quốc thúc đẩy việc thực thi pháp luật một cách toàn diện trong tình hình mới. Việc thực thi pháp luật sẽ đóng vai trò quan trọng chưa từng có trong mọi công việc của Đảng và của chính phủ Trung Quốc.
Trước đó, tại cuộc họp ngày 30-9, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thời gian và nội dung phiên họp toàn thể. Tuyên bố của cuộc họp nhấn mạnh thực thi pháp luật là "điều bắt buộc" nếu Trung Quốc muốn phát triển đất nước, xây dựng một xã hội thịnh vượng về mọi mặt, đi sâu cải cách toàn diện, thúc đẩy chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc và nâng cao khả năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trung Quốc đưa vấn đề pháp quyền vào Hiến pháp nước này những năm 1990. Đại hội lần thứ 15 của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1997 đã quyết định đưa "pháp quyền" trở thành chiến lược cơ bản và "xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" là mục tiêu quan trọng trong quá trình hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội. Cụm từ "thực thi pháp luật, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ pháp luật" đã được bổ sung vào Hiến pháp Trung Quốc năm 1999./.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII: Chính phủ cần quyết liệt hơn với tình trạng nợ bảo hiểm xã hội (21/10/2014)
Ưu tiên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe phụ nữ (21/10/2014)
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay