5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động; Vũ Huy Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương và các đồng chí trong Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, đồng chí Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động, người tiêu dùng Việt Nam đã nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa Cuộc vận động và thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên mua sắm hàng sản xuất trong nước thay cho việc mua sắm hàng ngoại đã tồn tại lâu nay. Tại các vùng nông thôn, người dân đã bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước.
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) tổ chức vào tháng 7-2014, có 92% người tiêu dùng được hỏi “rất quan tâm” và “quan tâm” đến Cuộc vận động; 63% số người tiêu dùng "tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; 54% người tiêu dùng "khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam". Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động các tỉnh, thành phố, hiện nay người tiêu dùng Việt Nam nói chung ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giầy có tới 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng...
Tại hội nghị, Ban chỉ đạo Trung ương Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của Cuộc vận động. Đó là, một số cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở các cấp chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Cuộc vận động. Vẫn còn doanh nghiệp chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện Cuộc vận động, chưa sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả thấp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thậm chí không ít doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng “bao cấp”, chạy theo cơ chế “xin - cho”, chưa chú trọng đầu tư, nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; chưa thực hiện đầy đủ cam kết về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng, làm ăn “chụp giật”. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cũng như giữa các lĩnh vực sản xuất và nhà phân phối chưa chặt chẽ, thống nhất... Công tác quản lý thị trường, hải quan, thuế; đấu tranh chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, bất cập.
Tham luận tại hội nghị, các đại biểu đề xuất cần phát huy vai trò Mặt trận và các đoàn thể, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan tuyên truyền, thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền về Cuộc vận động, tích cực vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, người tiêu dùng ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam trong giai đoạn mới. Các doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Đồng thời nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của mọi người dân Việt Nam trong thực hiện Cuộc vận động...
Hội nghị đề ra mục tiêu đến năm 2020 có 100% người tiêu dùng và doanh nghiệp biết đến Cuộc vận động; 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bộ, ngành và tổ chức chính trị - xã hội xây dựng được kênh truyền thông "Tự hào hàng Việt"; hàng Việt có thế mạnh chiếm 80% thị phần tại các kênh phân phối truyền thống ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng điểm bán hàng Việt Nam cố định, bền vững; cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Cuộc vận động đã làm thay đổi được nhận thức của người dân về hàng Việt và ưu tiên dùng hàng Việt, chứng tỏ thói quen tiêu dùng của nhiều người đã thay đổi theo hướng ưu tiên dùng hàng Việt.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân lưu ý Ban chỉ đạo Cuộc vận động các cấp tham mưu cho cấp ủy phát huy trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Cuộc vận động trong giai đoạn mới, đồng thời nghiên cứu đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, phối hợp giữa các giải pháp triển khai Cuộc vận động và công tác của bộ, ngành, đoàn thể liên quan để tăng tính hiệu quả, tính đồng bộ trong quá trình thực hiện. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm theo tinh thần “tự hào hàng Việt Nam”, “mua hàng Việt Nam là đảm bảo việc làm cho người Việt Nam. Phải vận động, tuyên truyền với cường độ cao, có sức thuyết phục, sát với từng đối tượng và tuyên truyền liên tục.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp thực hiện Quyết định 634/QĐ-TTG của Chính phủ đã phê duyệt bao gồm các nội dung như truyền thông, quảng bá hàng hóa thương hiệu Việt, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống phân phối hàng Việt… Các bộ, ngành, nhất là Bộ Công Thương quan tâm xây dựng chương trình hoạt động triển khai năm 2015 và những năm tiếp theo sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên xây dựng cụ thể chương trình truyền thông, trong đó chú ý phát hiện các điển hình; đồng thời thường xuyên tôn vinh, biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình hay trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt, tạo thi đua cho các doanh nghiệp.
Về tổ chức thực hiện, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo hướng trưởng ban chỉ đạo ở địa phương có thể là thường vụ tỉnh ủy, có thể là phó bí thư cấp ủy, phó chủ tịch ủy ban nhân dân hoặc chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh. MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với chính quyền xây dựng kế hoạch hoạt động triển khai Cuộc vận động…
Tại Hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng bằng khen cho 70 tập thể, 39 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.
Tuần văn hóa Việt Nam tại Vương quốc Bỉ  (12/10/2014)
Vấn đề Biển Đông, Ukraine sẽ được đề cập tại Hội nghị ASEM 10  (12/10/2014)
Tổng thống Ukraine Poroshenko sẽ gặp Tổng thống Nga Putin vào tuần tới  (12/10/2014)
"G20 thảo luận dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga"  (12/10/2014)
Đoàn Ban Dân nguyện của Quốc hội thăm và làm việc tại Na Uy  (12/10/2014)
Thị trường năng lượng tiếp tục mất giá  (12/10/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay