EU xây dựng các biện pháp cụ thể tăng cường an ninh năng lượng
21:52, ngày 07-10-2014
Ngày 6-10, bộ trưởng Năng lượng và Môi trường các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp không chính thức tại thành phố Milan, Italy nhằm đề xuất các biện pháp tăng cường an ninh và hiệu quả năng lượng.
Gói biện pháp này cùng với tham vọng cắt giảm 30% lượng tiêu thụ năng lượng truyền thống trong nội khối từ nay cho tới năm 2030, sẽ được đệ trình thông qua tại cuộc họp Hội đồng châu Âu vào ngày 23 và 24-10 tới đây.
Đại diện năng lượng của EU Gunther Oettinger cho biết các biện pháp cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được đưa ra bao gồm giảm các quá trình các-bon hóa và tăng đa dạng nguồn năng lượng, phát triển hạ tầng năng lượng, hoàn tất xây dựng thị trường năng lượng chung nội khối và củng cố các chính sách năng lượng.
Trước mắt, EU ưu tiên cho kế hoạch tăng cường khả năng ứng phó trong trường hợp nguồn cung năng lượng bị gián đoạn đột ngột, đặc biệt trong mùa Đông tới.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, phát biểu tại phiên điều trần chung ở Nghị viện châu Âu (EP), ứng cử viên chức phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) về liên minh năng lượng nhiệm kỳ 2014-2019, cựu Thủ tướng Slovenia Alenka Bratusek cho biết, hiện EU đã xây dựng các dự án, một mặt cải thiện hiệu quả năng lượng, mặt khác phát triển nền kinh tế "xanh'', thân thiện với môi trường.
Trong bối cảnh nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang EU đang có nguy cơ không được ổn định do vụ kiện tụng giữa Nga và nước trung chuyển Ukraine, bà Alenka Bratusek cho rằng giải pháp ngắn hạn để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho EU là tăng lượng nhập khẩu khí đốt từ Địa Trung Hải và Na Uy.
Tuy nhiên, trong dài hạn, EU nên hoàn tất xây dựng thị trường năng lượng chung, kết nối hạ tầng của tất cả các nước EU với nhau, để có thể điều phối năng lượng từ nơi thừa cho nơi thiếu./.
Đại diện năng lượng của EU Gunther Oettinger cho biết các biện pháp cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được đưa ra bao gồm giảm các quá trình các-bon hóa và tăng đa dạng nguồn năng lượng, phát triển hạ tầng năng lượng, hoàn tất xây dựng thị trường năng lượng chung nội khối và củng cố các chính sách năng lượng.
Trước mắt, EU ưu tiên cho kế hoạch tăng cường khả năng ứng phó trong trường hợp nguồn cung năng lượng bị gián đoạn đột ngột, đặc biệt trong mùa Đông tới.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, phát biểu tại phiên điều trần chung ở Nghị viện châu Âu (EP), ứng cử viên chức phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) về liên minh năng lượng nhiệm kỳ 2014-2019, cựu Thủ tướng Slovenia Alenka Bratusek cho biết, hiện EU đã xây dựng các dự án, một mặt cải thiện hiệu quả năng lượng, mặt khác phát triển nền kinh tế "xanh'', thân thiện với môi trường.
Trong bối cảnh nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang EU đang có nguy cơ không được ổn định do vụ kiện tụng giữa Nga và nước trung chuyển Ukraine, bà Alenka Bratusek cho rằng giải pháp ngắn hạn để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho EU là tăng lượng nhập khẩu khí đốt từ Địa Trung Hải và Na Uy.
Tuy nhiên, trong dài hạn, EU nên hoàn tất xây dựng thị trường năng lượng chung, kết nối hạ tầng của tất cả các nước EU với nhau, để có thể điều phối năng lượng từ nơi thừa cho nơi thiếu./.
"ASEM 10 giúp thúc đẩy quan tâm đầu tư từ châu Âu tới Việt Nam"  (07/10/2014)
Việt Nam dự Hội nghị thứ trưởng quốc phòng ASEAN - Nhật Bản  (07/10/2014)
Các nước đang phát triển yêu cầu minh bạch hơn về lương thực  (07/10/2014)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Cộng hòa Vanuatu  (07/10/2014)
Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Anh  (07/10/2014)
Điện mừng Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển  (07/10/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay