Mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% cả năm là hoàn toàn khả thi
Mở đầu phiên họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên thông báo, trong 2 ngày 29 và 30-9, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 9-2014 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phiên họp Chính phủ kỳ này diễn ra trong lúc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang tiến hành phiên họp thứ 31, trong đó, một số bộ trưởng, trưởng ngành Chính phủ tham gia trả lời chất vấn. Cũng tại phiên họp này, Chính phủ đã mời Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) báo cáo về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh; Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê báo cáo, lý giải về một số số liệu thống kê mà dư luận đặc biệt quan tâm thời gian gần đây.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, tại phiên họp Chính phủ, sau khi nghe báo cáo và thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014; tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tình hình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 9 tháng đầu năm 2014, Chính phủ nhất trí cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến, đạt kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế quý III cao hơn quý I và quý II; tính chung 9 tháng ước đạt 5,62%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước. Dự báo cả năm đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8% là hoàn toàn khả thi. Các lĩnh vực văn hóa xã hội được bảo đảm; quốc phòng - an ninh được giữ vững.
Theo Bộ trưởng, đây là những tín hiệu lạc quan, là kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, nỗ lực, cố gắng của toàn dân, toàn quân, của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan. Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như tổng cầu còn yếu, sản xuất kinh doanh còn khó khăn, nợ xấu còn cao; cân đối ngân sách khó khăn, chi thường xuyên ở mức cao và có xu hướng tăng; tái cơ cấu còn chậm; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp... Trong những tháng cuối năm, cần tiếp tục phấn đấu quyết liệt, phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt còn hạn chế, nhất là vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã đề ra. Bộ trưởng nhấn mạnh lời kết luận của Thủ tướng Chính phủ: “Không được chủ quan, thoả mãn; phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra với tinh thần năng động, sáng tạo, sâu sát”.
Tiếp đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên và lãnh đạo các bộ, ngành trả lời câu hỏi của các nhà báo.
Về câu hỏi liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, tại sao Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản với số lượng lớn nhưng lại phải nhập khá nhiều vật tư, thiết bị phục vụ nông nghiệp, thậm chí, ở thị trường trong nước tràn ngập hoa quả, trái cây nhập khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho rằng đây là vấn đề Chính phủ đã nhiều lần bàn bạc, tìm giải pháp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, theo ý kiến chuyên gia, dư địa về mặt năng suất, diện tích cho tăng trưởng đối với nhiều mặt hàng không còn nhiều. Vì vậy, cần đầu tư vào chất lượng, nâng cao giá trị hàng nông sản. Chính phủ chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu nông nghiệp. Mấu chốt là đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Về vụ án Minh Sâm, Bộ trưởng cho rằng đây là vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo, yêu cầu UBND tỉnh Bắc Ninh gửi báo cáo về quá trình điều tra, xử lý. Đến nay, Chính phủ đã nhận được báo cáo và sơ bộ có thể thấy địa phương đã vào cuộc điều tra tích cực.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên và lãnh đạo các bộ, ngành còn trả lời câu hỏi của các nhà báo liên quan đến đề án sách giáo khoa, vấn đề bổ nhiệm hai thứ trưởng ở Bộ Ngoại giao, về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, về năng suất lao động ở nước ta và con số thống kê tỷ lệ thất nghiệp 1,84%,…
Kết thúc buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu biểu dương đội ngũ nhà báo đã tích cực tuyên truyền, phổ biến đến người dân các thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; nhắc nhở các nhà báo, cơ quan báo chí về tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cũng như trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân./.
Thước đo cải cách hành chính là không còn "tiếng kêu" của dân  (30/09/2014)
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán có bản lĩnh chính trị, đạo đức  (30/09/2014)
Nhật Bản muốn cùng Việt Nam chung tay góp sức thúc đẩy hợp tác  (30/09/2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc với Ban Kinh tế Trung ương  (30/09/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Yonhap  (30/09/2014)
“Hà Nội - Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”  (30/09/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên