Cảnh sát biển đã tiếp cận vào phía Tây giàn khoan Trung Quốc
Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển (Bộ Quốc phòng), trong ngày 13-5, Trung Quốc sử dụng 86 tàu làm lực lượng hộ tống, bảo vệ cho hoạt động trái phép, xâm phạm của giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó: 2 tàu quân sự (1 tàu Hộ vệ tên lửa số hiệu 534; 1 tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786); 32 tàu Hải Cảnh; 4 tàu Hải Giám; 4 tàu Hải Tuần; 2 tàu Ngư chính; 7 tàu kéo cứu hộ; 19 tàu vận tải; 1 tàu dầu, 15 tàu cá vỏ sắt.
Như vậy, tính đến ngày 13-5, Trung Quốc đã sử dụng 9 loại tàu để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981: Tàu quân sự (ta đã phát hiện các tàu như tàu Hộ vệ tên lửa 524; tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754 và tàu tuần tiễn săn ngầm mang số hiệu 786), tàu Hải cảnh, tàu Hải giám, tàu Hải tuần, tàu Ngư chính; tàu Kéo cứu hộ; tàu vận tải; tàu dầu và tàu cá vỏ sắt.
Đáng chú ý, vào lúc 8 giờ 30 sáng 13-5, trong khi tàu Cảnh sát biển của Việt Nam mang số hiệu 4032 tiếp cận phía Tây giàn khoan Hải Dương-981 để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, phản đối hành động sai trái của Trung Quốc đồng thời yêu cầu giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc phải rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng 3 tàu (tàu Hải giám mang số hiệu 7028, tàu Hải cảnh mang số hiệu 46001 và 1 tàu không rõ số hiệu) bao vây tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam.
Tàu không rõ số hiệu của Trung Quốc đã phun nước trong khi tàu Hải cảnh mang số hiệu 46001 lao vào ngăn cản, đâm vào mạn trái tàu Cảnh sát biển 4032 làm gãy 10 mét lan can mạn trái, hỏng 3 thông gió tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam.
Đồng thời, tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã ngăn cản, dùng súng bắn nước vào tàu Kiểm ngư mang số hiệu 628 của Việt Nam khi tàu này tiếp cận giàn khoan Trung Quốc.
Các cán bộ, chiến sỹ trên các tàu công vụ của Việt Nam đã chủ động, bình tĩnh, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt để vừa giữ vững được chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, vừa giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực./.
Ra mắt dự án hợp tác hành động chống nạn buôn bán người  (13/05/2014)
Phó Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Công thương Cộng hòa Séc  (13/05/2014)
Giáo sư Ấn Độ: Trung Quốc đang chiếm dần Biển Đông  (13/05/2014)
Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Myanmar  (13/05/2014)
Đổi mới như… cũ!  (13/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên