Bộ trưởng Bộ Y tế: Bài học lớn nhất là phát huy vai trò của truyền thông
Mở đầu buổi họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong tháng Tư và 4 tháng đầu năm, đã được Chính phủ thảo luận và thống nhất đánh giá trong phiên họp Chính phủ ngày 29-4. Theo đó, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục đà chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bình ổn, tăng trưởng kinh tế có tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng Tư tăng thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Tình hình tài chính, ngân hàng khá ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, kể cả đối với một số đối tượng vay trước đây. An ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tai nạn giao thông giảm cả 2 tiêu chí về số vụ và số người chết, bị thương.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên chủ trì họp báo.
Chính phủ thống nhất nhận định: Tuy tình hình khả quan song các chuyển biến còn chậm, chưa có sự bứt phá. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới cần nỗ lực thực hiện:
- Bám sát chương trình, mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết đã đề ra để tổ chức thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Tập trung đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công, vốn ODA, vốn FDI, nâng cao tổng cầu đầu tư.
- Tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, nhất là giải phóng mặt bằng cho các dự án lớn, không để vì một vài cá nhân không chịu giải phóng mặt bằng mà làm chậm tiến độ các dự án lớn. Trong lĩnh vực này, cần tăng cường công tác tuyên truyền cộng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị cơ sở.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Chỉ đạo đẩy mạnh cổ phần hóa theo đề án, kế hoạch được duyệt, có cách làm phù hợp đối với từng doanh nghiệp, bảo đảm chặt chẽ, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
- Xây dựng cơ chế quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trên cơ sở bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp với cam kết quốc tế và làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp với nông dân, tháo gỡ khó khăn cho nông dân; phát huy vai trò của các tổ chức như Hội Nông dân, Liên minh các hợp tác xã trong hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng cho biết, trong phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng biểu dương báo chí, truyền thông thời gian qua kịp thời nắm bắt thông tin, phản ánh tình hình, nêu các ý kiến phản biện sắc sảo, giúp Chính phủ có thêm thông tin trong xử lý, giải quyết vấn đề đúng đắn, hợp lòng dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời về bài học kinh nghiệm trong phòng, chống dịch sởi.
Trả lời câu hỏi về những kinh nghiệm, bài học trong phòng, chống dịch sởi vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định bài học lớn nhất là công tác truyền thông. Công tác này, Bộ đã có cố gắng, làm quyết liệt nhưng hiệu quả chưa cao. Theo Bộ trưởng, số trẻ mắc sởi tử vong chủ yếu là những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Tỷ lệ tử vong cao ở Bệnh viện Nhi trung ương có những nguyên nhân khách quan như đa số đến đây là những bệnh nhân nặng. Hơn nữa, mặc dù ngành y đã có phân tuyến khám chữa bệnh nhưng số bệnh nhân đến Bệnh viện Nhi trung ương vẫn quá đông, gây nên tình trạng quá tải, tăng nguy cơ ô nhiễm chéo, gây tử vong. Mặc dù truyền thông đã vào cuộc nhưng chưa hiệu quả nên không khắc phục được tình trạng quá tải. Nhân đây, Bộ trưởng cũng cảm ơn báo chí, truyền thông khi đồng loạt vào cuộc quyết liệt đã giúp giảm tải các ca đến Bệnh viện Nhi trung ương và tỷ lệ trẻ đi tiêm chủng tăng cao.
Các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành còn trả lời câu hỏi của các nhà báo về kết quả thanh tra giá sữa cho trẻ em, về vấn đề xử lý xe quá tải, đề án đổi mới sách giáo khoa,…
Thông cáo báo chí Văn phòng Chính phủ cho thấy những chỉ tiêu khả quan về phát triển kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2014.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,08%, 4 tháng tăng 0,88%, là mức tăng thấp trong vòng 4 năm qua; tình hình giá cả, thị trường ổn định; có cơ sở kiểm soát được lạm phát năm 2014 ở mức 5 - 6%.
Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 1%. Mặt bằng lãi suất huy động ổn định; lãi suất cho vay giảm nhẹ; tỷ trọng các khoản vay lãi suất cao trong tổng dư nợ đã giảm mạnh. Tỷ giá, thị trường ngoại hối tương đối ổn định; dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng.
Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng ước đạt 45,7 tỷ USD, tăng 16,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt trên 45 tỷ USD, tăng 13,7%; xuất siêu khoảng 684 triệu USD.
Tổng thu ngân sách nhà nước tăng khá, 4 tháng ước đạt 36,9% dự toán, tăng 14% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách nhà nước đạt 32,9% dự toán.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 4 tháng đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 6,7%; vốn ODA giải ngân tăng 6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng tăng 5,4%, cao hơn cùng kỳ (5%); cơ cấu công nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,4%. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định; diện tích rừng trồng mới tăng 29,3%; sản lượng thủy sản tăng 3%. Khu vực dịch vụ tăng khá; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng ước tăng 10,6%; khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 27,3%. Có gần 26 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 6 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; đời sống của người dân, nhất là người nghèo, đối tượng chính sách được quan tâm. Tạo việc làm cho khoảng 487 nghìn lao động, trong đó đưa trên 34 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, bảo vệ tài nguyên môi trường, cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm an toàn giao thông tiếp tục được đẩy mạnh. Tai nạn giao thông giảm 2,7% về số vụ và 4,8% về số người chết so với cùng kỳ.
Trên cơ sở đánh giá tình hình và kết quả của 4 tháng đầu năm, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để chỉ đạo chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, sâu sát, kịp thời, hiệu lực hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao nhất thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014./.
Bị cáo Dương Chí Dũng: "Xin được khoan hồng"  (29/04/2014)
Công bố sách Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh 1930 - 1975  (29/04/2014)
Hà Nội dâng hoa, thắp hương tại Di tích Thợ Nhuộm  (29/04/2014)
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú  (29/04/2014)
Các đại biểu Quốc hội tiếp tục tiến hành tiếp xúc cử tri  (29/04/2014)
Kỷ niệm 20 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nam Phi  (29/04/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên