Phó Thủ tướng: Hà Giang cần phát triển kinh tế biên mậu
Ngày 23-4, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc cùng đại diện một số bộ, ngành trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hà Giang về tình hình hợp tác giữa tỉnh Hà Giang với địa phương phía Trung Quốc.
Báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang với Phó Thủ tướng và Đoàn công tác đã nêu rõ, trong những năm qua, việc hợp tác với các địa phương của Trung Quốc được tỉnh Hà Giang triển khai đồng bộ, sâu rộng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như quan hệ hữu nghị, quản lý biên giới, hợp tác phát triển kinh tế biên mậu, nâng cấp cửa khẩu, hợp tác du lịch.
Đặc biệt các khu trọng điểm như khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy đã thúc đẩy mậu dịch biên giới phát triển, kim ngạch thương mại giữa hai bên không ngừng tăng lên, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao đời sống của nhân dân khu vực biên giới.
Từ năm 2013 đến nay, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hà Giang với Trung Quốc đạt 343 triệu USD, tăng 12% so với năm 2012, trong đó xuất khẩu trên 216 triệu USD, nhập khẩu đạt gần 130 triệu USD.
Để đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác phát triển kinh tế biên mậu, tỉnh Hà Giang đề nghị Chính phủ sớm ban hành Quyết định nâng cấp Cửa khẩu Thanh Thủy, Hà Giang lên thành Cửa khẩu quốc tế để việc tổ chức lễ công bố cửa khẩu quốc tế và mở cửa khẩu đối với công dân nước thứ ba được thuận lợi từ ngày 25-4 tới.
Tỉnh đề nghị Chính phủ bổ sung quy hoạch chợ biên giới, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng chợ biên giới từ ngân sách trung ương; xem xét đưa nội dung phối hợp quản lý lao động phổ thông vùng biên giới. Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng 3 cặp cửa khẩu phụ của tỉnh Hà Giang là Xín Mần, Săm Pun, Phó Bảng. Chính phủ tạo điều kiện cho Hà Giang tiếp cận với các khoản vay ưu đãi cho phát triển hạ tầng vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt...
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu để sớm thoát ra khỏi tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn, Hà Giang cần khai thác và phát huy tốt tiềm năng lợi thế của địa phương, cần đẩy mạnh công tác đối ngoại tạo bước “đột phá” trong phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tỉnh cần rà soát lại việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu; tăng cường liên kết giữa Hà Giang với các tỉnh trong khu vực; đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua hành lang kinh tế các vùng trong khu vực Đông - Tây Bắc.
Phó Thủ tướng lưu ý Hà Giang cần tăng cường phát triển kinh tế biên mậu, phát triển đối ngoại với các địa phương của Trung Quốc; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đường biên mốc giới; phát huy dịch vụ kinh tế cửa khẩu, du lịch để phát triển nhanh và bền vững...
Đối với các đề xuất, kiến nghị của Hà Giang, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Ngoại giao giúp đỡ Hà Giang tổ chức thành công hai hội nghị nhóm công tác liên hợp các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc. Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương bổ sung quy hoạch chợ biên giới; xúc tiến các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng chợ biên giới cho Hà Giang từ ngân sách trung ương.
Phó Thủ tướng đề nghị Hà Giang cần tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý lao động sinh sống ở các xã biên giới; tạo việc làm và thu nhập cho người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nâng cấp tuyến đường quốc lộ 2 Hà Giang - Hà Nội, Quốc lộ 4C từ thành phố Hà Giang đi Cao nguyên đá Đồng Văn. Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh tổ chức tốt Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hà Giang diễn ra vào ngày 16-5 tới... góp phần đưa mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc ngày càng phát triển./.
Về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở Việt Nam  (22/04/2014)
Đặt vòng hoa tưởng niệm tại Tượng đài Lenin  (22/04/2014)
Dương Chí Dũng không thừa nhận tội “tham ô tài sản”  (22/04/2014)
Hội nghị tăng cường công tác điều trị bệnh sởi  (22/04/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên