Liên hợp quốc ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy nhân quyền của Việt Nam
Tại buổi lễ, Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao - Hoàng Chí Trung, cho biết Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu rất cao. Trước hết, đó là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với các thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện, chính sách, nỗ lực và kết quả tích cực đạt được về quyền con người ở Việt Nam. Đây cũng là thành công của công tác đối ngoại của Việt Nam, thể hiện uy tín, vị thế quốc tế ngày càng tăng và sự đánh giá cao của quốc tế đối với vai trò, đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương khác.
Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế Hoàng Chí Trung nhấn mạnh: "Tham gia Hội đồng Nhân quyền với tư cách quốc gia thành viên, Việt Nam sẽ có thêm điều kiện chia sẻ những kinh nghiệm bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, đóng góp đầy đủ hơn trong vấn đề quốc tế lớn hiện nay là quyền con người, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế và tranh thủ những kinh nghiệm quốc tế phù hợp. Những kinh nghiệm của quá trình đổi mới, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam và vị trí của Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Phong trào không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác... sẽ góp phần có ý nghĩa vào việc thúc đẩy công việc của Hội đồng Nhân quyền".
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, bà Pratibha Mehta chúc mừng Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016. Việc trúng cử chứng tỏ Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cơ chế nhân quyền trong những năm qua.
Việt Nam đã được ủng hộ bởi chính các cam kết tự nguyện như tiếp tục cải thiện hệ thống tư pháp và pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền và tăng cường các thể chế quốc gia về bảo vệ nhân quyền.
Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã cam kết duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
Bà Pratibha Mehta khẳng định Liên hợp quốc cam kết ủng hộ các nỗ lực quốc gia của Việt Nam nhằm bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền thông qua kế hoạch Một Liên hợp quốc giai đoạn 2012 - 2016.
Ngay từ cuối năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Nhóm công tác liên ngành soạn thảo Báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát với sự tham gia của 18 bộ, ngành, cơ quan Chính phủ và Quốc hội có liên quan.
Nhiều cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu về những lĩnh vực cụ thể đã được thực hiện ở cả trung ương và địa phương nhằm thu thập thông tin xây dựng báo cáo, xác định các nội dung và lĩnh vực ưu tiên cần đề cập, những thách thức và định hướng thời gian tới trong việc bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam.
Báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người theo cơ chế kiểm điểm định kỳ của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Việt Nam soạn thảo gồm 85 điều, tập trung vào các nội dung tổng quan tình hình bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam kể từ lần kiểm điểm lần trước; việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thực tế; những ưu tiên và cam kết trong việc tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người ở Việt Nam...
Việt Nam sẽ trình bày Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát lần 2 tại Hội đồng Nhân quyền vào tháng 01-2014./.
Quy định xử phạt hành chính về quản lý tài sản nhà nước  (03/12/2013)
Quy định mới về cơ cấu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (03/12/2013)
Tăng cường công tác mặt trận ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia  (03/12/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên