Diễn đàn Kinh tế mùa Thu: Để đi lên từ “đáy” phải tái cơ cấu kinh tế thực chất
19:51, ngày 27-09-2013
Sáng ngày 27-9, tại thành phố Huế, Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2013 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014: Nỗ lực đột phá 3 chiến lược”, tiếp tục thảo luận về chiến lược tái cấu trúc kinh tế để tìm ra phương hướng đưa nền kinh tế thoát khỏi khó khăn. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu chỉ đạo.
Các đại biểu trao đổi về việc sớm ổn định kinh tế vĩ mô, các bước tăng trưởng hợp lý, giúp nền kinh tế thoát khỏi khó khăn; thực hiện tái cơ cấu để phục vụ cho phát triển dài hạn của kinh tế Việt nam.
Theo nhiều đại biểu, hiện nay, kinh tế Việt Nam tuy có dấu hiệu phục hồi ở từng lĩnh vực cá biệt, nhưng nhìn chung, chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ. Cả tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện đáng kể, tăng trưởng GDP suy giảm kéo dài; giai đoạn từ năm 2006 - 2013 là xu hướng xuống đáy.
Các chuyên gia kinh tế đều thống nhất nhận định, Việt Nam chỉ có một con đường để từ “đáy” đi lên, là tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ, quyết liệt và thực chất. Vì vậy, phải tập trung các giải pháp liên quan đến các vấn đề nghẽn tắc, liên quan đến giải quyết nợ xấu…
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế quá yếu, không nên tăng cường kích cầu, bởi nó sẽ đẩy lạm phát trở lại.
“Tôi đồng ý là không nên kích cầu theo kiểu Nhà nước bơm một đống tiền ra. Trên thực tế chúng ta chưa kiểm soát được để tăng hiệu quả của đầu tư công, cũng như đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Cho nên phải rất thận trọng. Bây giờ, cần kiểm soát và thay đổi cách làm để có được hệ thống kiểm soát bảo đảm hiệu quả”, bà Phạm Chi Lan nêu ý kiến.
“Còn nếu chỉ đơn thuần bơm thêm tiền mà không kiểm soát được thì dẫn đến vòng xoáy như từ trước đến giờ, kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí, và rồi đẩy lạm phát lên, đẩy tiếp nền kinh tế vào tình trạng kém cạnh tranh”, bà Phạm Chi Lan phân tích.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội - Đỗ Mạnh Hùng, cho rằng, diễn đàn cần bàn đến các vấn đề xã hội nhiều hơn nữa. Các mâu thuẫn trong thực tế và con số báo cáo, ví dụ các chương trình mục tiêu quốc gia không được bố trí đủ vốn, thế nhưng các chỉ tiêu thì năm nào cũng thắng lợi, trong khi nguồn lực không đủ. Doanh nghiệp phá sản nhiều nhưng chỉ tiêu việc làm vẫn tốt.
Nhiều đại biểu còn đề xuất việc thực hiện đầu tư không chỉ bằng đầu tư của Nhà nước mà phải huy động đầu tư của tư nhân. Cho đến giờ, đầu tư của khu vực tư nhân mới đạt gần 40%. Vì vậy, phải tạo môi trường kinh doanh tốt, thay đổi hệ thống thể chế, hệ thống chính sách phù hợp để khuyến khích đầu tư mới mang lại hiệu quả.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2013, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Phải có giải pháp đột phá và phải có sự chuyển biến căn bản và đồng bộ, góp phần giải phóng sức sản xuất cũng như hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu kinh tế. Đề ra được các giải pháp cũng như lộ trình gắn với quá trình thực hiện thì chúng ta mới có thể vững bước đi tiếp và lấy lại lòng tin của doanh nghiệp, của người dân đối với phát triển kinh tế của đất nước”.
Phó Chủ tịch Quốc Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị, Ủy ban Kinh tế Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các vị đại biểu, phân tích lựa chọn những ý kiến xác đáng để hình thành báo cáo có chất lượng, nhất là báo cáo thẩm tra trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 về tình hình kinh tế xã hội 2013 và kế hoạch kinh tế - xã hội 2014./.
Nhật Bản - Mỹ chọn thời điểm tổ chức hội nghị về an ninh  (27/09/2013)
Gặp mặt dịp 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản  (27/09/2013)
IMF đánh giá cao chính sách ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam  (27/09/2013)
Năm 2014: Cấp xong mã thuế cho người phụ thuộc  (27/09/2013)
Thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Xanh Pe-téc-bua và vị thế của BRICS  (27/09/2013)
Kỳ họp thứ 9 của Hội đồng Lý luận Trung ương  (27/09/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay