Việt Nam và Singapore tăng cường quan hệ hợp tác
Hai nước Việt Nam - Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 1-8-1973 và quan hệ hai nước phát triển nhanh kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN vào năm 1995. Singapore coi trọng quan hệ với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về thương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á.
Lãnh đạo hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Singapore tháng 9-2011. Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Singapore tháng 9-2012, hai bên ra Thông cáo chung khẳng định nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược” trong năm 2013.
Singapore luôn là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt hơn 9 tỷ USD, trong 5 tháng đầu năm 2013 đã đạt 3,5 tỷ USD. Việt Nam luôn nhập siêu từ Singapore các mặt hàng như xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, kim loại thường, sản phẩm điện tử, máy móc, hóa chất và xuất sang Singapore chủ yếu là hải sản, cà-phê, dầu thô, đá quý, đồ điện tử.
Đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam liên tục tăng, tính đến tháng 7-2013 Singapore đã có gần 1.800 dự án với tổng vốn đầu tư là hơn 28 tỷ USD chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng. Các dự án đầu tư này được đánh giá có hiệu quả, đóng góp đáng kể cho kinh tế của Việt Nam. Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) là một biểu tượng cho tính hiệu quả của các dự án đầu tư của Singapore đã hoạt động được hơn 11 năm với 4 khu: VSIP 1 và VSIP 2 tại Bình Dương, VSIP 3 tại Bắc Ninh, VSIP 4 tại Hải Phòng.
Tháng 9-2011, tỉnh Quảng Ngãi với tập đoàn Sembcorp đã ký Bản Ghi nhớ về việc thành lập VSIP 5 tại Quảng Ngãi. Singapore dự định sẽ mở thêm VSIP mới tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thái Bình.
Về hợp tác an ninh - quốc phòng, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký Bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng. Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Singapore đã ký Thỏa thuận hợp tác và hàng năm hai Bộ tổ chức họp cấp Thứ trưởng Thường trực và duy trì trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao.
Hằng năm, Chính phủ Singapore thông qua Bộ Ngoại giao Singapore cấp học bổng cho sinh viên đại học năm thứ nhất và thứ hai của Việt Nam học đại học tại Singapore (khoảng 15 suất/mỗi năm). Bộ trưởng Tư pháp hai nước đã ký Bản Ghi nhớ hợp tác pháp luật và tư pháp. Để triển khai Bản Ghi nhớ, Bộ Tư pháp hai nước đã tổ chức 2 phiên họp Ủy ban Hỗn hợp về pháp luật và tư pháp tại Hà Nội và tại Singapore. Trong lĩnh vực văn hóa, hai nước chủ yếu hợp tác trong khuôn khổ của Ủy ban Văn hóa Thông tin ASEAN. Tháng 9-2011, Việt Nam đã đặt tượng Hồ Chủ tịch tại Trung tâm Văn minh châu Á, bên cạnh Bia tưởng niệm 75 năm Bác Hồ tới Singapore.
Về cơ chế hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Singapore, hai bên đã thành lập Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Singapore, ký Hiệp định khung về Kết nối Việt Nam - Singapore, tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Cơ chế này giúp tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai Bộ Ngoại giao, tạo cơ hội để hai bên trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao đồng thời luân phiên tổ chức các phiên họp.
Cũng trong những năm qua, hai nước đã ký các hiệp định, thỏa thuận hợp tác chính như Hiệp định Hàng hải Thương mại, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện Việt Nam - Singapore. Gần đây là Bản ghi nhớ về hợp tác tài chính, Nghị định thư sửa đổi lần thứ hai về Hiệp định tránh đánh thuế song trùng...
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhằm khẳng định sự coi trọng và mong muốn tăng cường, củng cố quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam và chính thức công bố về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Việt Nam - Singapore./.
Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước Hungary, Đan Mạch (10/09/2013)
Kinh tế Anh tăng trưởng nhanh nhất kể từ 3 năm qua (10/09/2013)
Tiếp tục hỗ trợ ngư dân hoạt động ở vùng biển xa (10/09/2013)
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam