Công điện khẩn yêu cầu chủ động đối phó bão số 7
Hồi 19h ngày 13-8, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có công điện gửi Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo bão số 7 sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc có khả năng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Để chủ động đối phó với bão số 7, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố; các Bộ, ngành:
1. Thực hiện nghiêm túc nội dung công điện số 46 ngày 12-8 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
2. Khẩn trương kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là các phương tiện hoạt động ở phía Bắc vịnh Bắc Bộ vào nơi trú, tránh bão; hướng dẫn, sắp xếp việc neo đậu đảm bảo an toàn đối với các tàu thuyền đã về bờ; các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định chủ động cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi (kể cả tàu vận tải và tàu du lịch).
3. Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người sinh sống ven biển, trên các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản; đảm bảo an toàn các hầm lò, cầu tầu, bến cảng, các khu du lịch. Tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các huyện miền Đông của tỉnh chằng chống nhà cửa, di dời dân ở những nhà không đảm bảo đến nơi an toàn.
4. Các tỉnh miền núi phía Bắc:
- Chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quyét, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản.
- Triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa.
- Tổ chức kiểm soát người qua lại tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
5. Các bộ, ngành theo chức năng chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các phương án phòng chống bão, lũ; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu.
6. Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn./.
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các tỉnh Phú Thọ, Hà Nam  (13/08/2013)
Sớm hoàn thiện các dự án Luật  (13/08/2013)
Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục chỉnh sửa Dự luật Hộ tịch  (13/08/2013)
Hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam  (13/08/2013)
Tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI  (13/08/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên