Công điện của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn về phòng chống bão Utor và áp thấp nhiệt đới
20:55, ngày 11-08-2013
Hồi 8 giờ 30 phút ngày 11-8-2013, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên; Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao. Nội dung Công điện như sau:
Hồi 01 giờ, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có tâm ở vào khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc, 114,4 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa) khoảng 120km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, đến 1 giờ ngày 12-8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông.
Hiện nay trên vùng biển phía Đông Philippin có một cơn bão (Utor) đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đến trưa 12/8 bão Utor sẽ vào khu vực Đông Bắc biển Đông. Đây là một cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh và còn diễn biến phức tạp. Để chủ động phòng chống bão và áp thấp nhiệt đới, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ:
1. Tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão và áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới là vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 11, phía Nam vĩ tuyến 16 và vùng biển Đông Bắc biển Đông. Tùy theo diễn biến của bão và áp thấp nhiệt đới vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
2. Theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền và giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện, đặc biệt đối với các tàu đánh bắt xa bờ để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
3. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn./.
IEA giảm dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2014 (11/08/2013)
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát huy tinh thần đoàn kết quân - dân trong Đại thắng mùa Xuân 1975 vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Bài học và ý nghĩa lịch sử
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam