Không vội lạc quan dù kỳ vọng
21:31, ngày 05-08-2013
TCCSĐT - Sáu chuyến đi Trung Đông của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Giôn Ke-ry (John Kerry) kể từ khi nhậm chức hồi tháng 2 năm nay đã đưa lại kết quả cụ thể với việc I-xra-en và Pa-le-xtin nối lại đàm phán hòa bình trực tiếp sau 3 năm ngưng trệ.
Đại diện của Chính phủ I-xra-en, Bộ trưởng Tư pháp Díp-pi Líp-ni (Tzipi Livni) và Trưởng đoàn đàm phán của Pa-le-xtin Xa-ép Ê-rê-cát (Saeb Erekat) đã tới Oa-sinh-tơn (Mỹ) để tiến hành những cuộc trao đổi trù bị cho cuộc đàm phán hòa bình chính thức. Ông G. Ke-ry cũng đã cử đặc phái viên riêng là cựu Đại sứ Mỹ tại I-xra-en, ông Mác-tin In-dích (Martin Indyk) hỗ trợ lần đàm phán này. Bà D. Líp-ni và ông X. Ê-rê-cát sẽ phải cùng nhau trả lời câu hỏi liệu lần này I-xra-en và Pa-le-xtin có thể thực sự đàm phán hòa bình với nhau được hay không và lộ trình cụ thể cũng như khuôn khổ đàm phán sẽ như thế nào? Câu hỏi đó cũng có nghĩa là liệu I-xra-en và Pa-le-xtin có thể cùng nhau đàm phán về những vấn đề nội dung cốt lõi không thể thiếu trong hiệp ước hòa bình hay không? Chỉ khi cả hai bên có được câu trả lời thì lần khởi động lại tiến trình hòa bình này mới không bị sa vào vết xe đổ của những lần trước.
Bên ngoài, các nước gửi gắm kỳ vọng lớn vào việc I-xra-en và Pa-le-xtin nối lại đàm phán hòa bình. Ngưng trệ và bế tắc càng kéo dài thì việc khởi động lại tiến trình càng khó khăn. Nhưng lần này, dư luận quốc tế có lý do để kỳ vọng vì cả I-xra-en và Pa-le-xtin đều có động thái thể hiện thiện chí. Phía I-xra-en đã quyết định trả tự do cho 104 người Pa-le-xtin bị I-xra-en giam giữ từ trước Hòa ước Oslo năm 1993 và phía Pa-le-xtin đã không còn công khai bám giữ vào điều kiện tiên quyết là I-xra-en phải chấm dứt việc xây dựng các khu định cư cho người Do Thái trên các khu vực lãnh thổ của Pa-le-xtin cũng như yêu cầu biên giới của Nhà nước Pa-le-xtin độc lập phải là biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967.
Hai bên chấp nhận nối lại đàm phán hòa bình vì lý do chung là phải nể mặt Mỹ. So với thời điểm đàm phán bị ngưng trệ cách đây 3 năm, hiện tại có hai điểm mới tác động mạnh mẽ tới cả hai phía. Đó là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma năm 2011 xác nhận quan điểm của Mỹ rằng, biên giới của Nhà nước Pa-le-xtin độc lập là biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967 và việc Pa-le-xtin được Đại hội đồng Liên hợp quốc nâng cấp quy chế lên thành nhà nước quan sát viên.
Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu (Benjamin Netanyahu) muốn dùng việc nối lại đàm phán với Pa-le-xtin để cải thiện quan hệ với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là ở châu Âu, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do I-xra-en ngoan cố bám giữ vào chính sách duy trì và tiếp tục xây dựng các khu định cư cho người Do Thái trên các khu vực lãnh thổ của Pa-le-xtin mà I-xra-en chiếm đóng trái phép. Ông B. Nê-ta-ni-a-hu còn muốn tranh thủ sự hậu thuẫn của quốc tế để đối địch với I-ran. Ngoài ra, I-xra-en có nhu cầu cấp thiết gây dựng sự ổn định và yên bình với những đối tác có thể hòa bình được để đối phó với những thách thức mới về chính trị, an ninh nảy sinh từ những biến cố ở các nước láng giềng trong khu vực.
Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát (Mahmud Abbas) không thể không lo ngại việc sẽ bị mất thiện cảm và sự hậu thuẫn của quốc tế nếu làm ngơ trước những biểu hiện thiện chí đàm phán hòa bình của I-xra-en. Hơn nữa, sự bảo đảm của Mỹ về biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967 và việc I-xra-en trả tự do cho người Pa-le-xtin bị giam giữ là sự hậu thuẫn chính trị rất quan trọng. Cả hai phía đều ý thức được rằng, phải rất vất vả và mất nhiều thời gian mới nối lại được đàm phán hòa bình và nếu lần này lại thất bại thì chỉ có phái diều hâu ở I-xra-en và lực lượng Ha-mát ở Pa-le-xtin là được lợi nhiều nhất. Cho nên cả hai đều tỏ ra quyết tâm hơn và thực tế hơn.
Tuy nhiên, tất cả đều vẫn phải lạc quan một cách rất thận trọng. Những vấn đề cần phải giải quyết trong đàm phán đều rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm và liên quan mật thiết với nhau. Đó là vấn đề an ninh giữa I-xra-en và Nhà nước Pa-le-xtin trong tương lai, vấn đề đường biên giới và khu định cư của người Do Thái, vấn đề Đông Giê-ru-xa-lem (Jerusalem), vấn đề người Pa-le-xtin tị nạn rời I-xra-en và vấn đề kiểm soát nguồn nước. Lòng tin vẫn chưa được gây dựng đủ mức và sự chống đối từ nội bộ từng bên vẫn còn rất quyết liệt. Cơ hội lần này chỉ có thể được tận dụng nếu cả hai bên cùng đều thật sự quyết tâm và quả cảm để chấp nhận nhượng bộ lẫn nhau và thỏa thuận với nhau./.
Bên ngoài, các nước gửi gắm kỳ vọng lớn vào việc I-xra-en và Pa-le-xtin nối lại đàm phán hòa bình. Ngưng trệ và bế tắc càng kéo dài thì việc khởi động lại tiến trình càng khó khăn. Nhưng lần này, dư luận quốc tế có lý do để kỳ vọng vì cả I-xra-en và Pa-le-xtin đều có động thái thể hiện thiện chí. Phía I-xra-en đã quyết định trả tự do cho 104 người Pa-le-xtin bị I-xra-en giam giữ từ trước Hòa ước Oslo năm 1993 và phía Pa-le-xtin đã không còn công khai bám giữ vào điều kiện tiên quyết là I-xra-en phải chấm dứt việc xây dựng các khu định cư cho người Do Thái trên các khu vực lãnh thổ của Pa-le-xtin cũng như yêu cầu biên giới của Nhà nước Pa-le-xtin độc lập phải là biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967.
Hai bên chấp nhận nối lại đàm phán hòa bình vì lý do chung là phải nể mặt Mỹ. So với thời điểm đàm phán bị ngưng trệ cách đây 3 năm, hiện tại có hai điểm mới tác động mạnh mẽ tới cả hai phía. Đó là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma năm 2011 xác nhận quan điểm của Mỹ rằng, biên giới của Nhà nước Pa-le-xtin độc lập là biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967 và việc Pa-le-xtin được Đại hội đồng Liên hợp quốc nâng cấp quy chế lên thành nhà nước quan sát viên.
Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu (Benjamin Netanyahu) muốn dùng việc nối lại đàm phán với Pa-le-xtin để cải thiện quan hệ với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là ở châu Âu, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do I-xra-en ngoan cố bám giữ vào chính sách duy trì và tiếp tục xây dựng các khu định cư cho người Do Thái trên các khu vực lãnh thổ của Pa-le-xtin mà I-xra-en chiếm đóng trái phép. Ông B. Nê-ta-ni-a-hu còn muốn tranh thủ sự hậu thuẫn của quốc tế để đối địch với I-ran. Ngoài ra, I-xra-en có nhu cầu cấp thiết gây dựng sự ổn định và yên bình với những đối tác có thể hòa bình được để đối phó với những thách thức mới về chính trị, an ninh nảy sinh từ những biến cố ở các nước láng giềng trong khu vực.
Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát (Mahmud Abbas) không thể không lo ngại việc sẽ bị mất thiện cảm và sự hậu thuẫn của quốc tế nếu làm ngơ trước những biểu hiện thiện chí đàm phán hòa bình của I-xra-en. Hơn nữa, sự bảo đảm của Mỹ về biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967 và việc I-xra-en trả tự do cho người Pa-le-xtin bị giam giữ là sự hậu thuẫn chính trị rất quan trọng. Cả hai phía đều ý thức được rằng, phải rất vất vả và mất nhiều thời gian mới nối lại được đàm phán hòa bình và nếu lần này lại thất bại thì chỉ có phái diều hâu ở I-xra-en và lực lượng Ha-mát ở Pa-le-xtin là được lợi nhiều nhất. Cho nên cả hai đều tỏ ra quyết tâm hơn và thực tế hơn.
Tuy nhiên, tất cả đều vẫn phải lạc quan một cách rất thận trọng. Những vấn đề cần phải giải quyết trong đàm phán đều rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm và liên quan mật thiết với nhau. Đó là vấn đề an ninh giữa I-xra-en và Nhà nước Pa-le-xtin trong tương lai, vấn đề đường biên giới và khu định cư của người Do Thái, vấn đề Đông Giê-ru-xa-lem (Jerusalem), vấn đề người Pa-le-xtin tị nạn rời I-xra-en và vấn đề kiểm soát nguồn nước. Lòng tin vẫn chưa được gây dựng đủ mức và sự chống đối từ nội bộ từng bên vẫn còn rất quyết liệt. Cơ hội lần này chỉ có thể được tận dụng nếu cả hai bên cùng đều thật sự quyết tâm và quả cảm để chấp nhận nhượng bộ lẫn nhau và thỏa thuận với nhau./.
Nỗ lực vun đắp cho quan hệ Việt - Nhật ngày càng bền chặt  (04/08/2013)
Việt Nam và Trung Quốc tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác toàn diện  (04/08/2013)
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,1% trong năm 2013  (04/08/2013)
Điện mừng Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo I-ran  (04/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên