Các tỉnh Bắc Bộ chủ động đối phó với cơn bão số 5
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong ngày 3-8, bão số 5 sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Đông Bắc Bộ và gây mưa vừa, mưa to đến rất to ở các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa, trong đó mưa lớn ở các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ.
Do đó, các tỉnh nói trên cần triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn các công trình hồ chứa và vùng hạ du, đặc biệt với các hồ chứa bị sự cố hoặc có nguy cơ mất an toàn như Từ Hiếu (Yên Bái); Hoàng Tân, Ngòi Là, Tam Trinh (Tuyên Quang); Bản Lang (Điện Biên); Trại Lốc 2, Khe Chè, Đồng Đo 2 (Quảng Ninh); Xạ Hương, Thanh Lanh, Suối Sải, Bò Lạc (Vĩnh Phúc); Trại Muối, Hố Cao (Bắc Giang); Khuổi Chủ, Bản Cưởm, Khuôn Pinh, Cao Lan (Lạng Sơn); Tông Lệnh, Sài Lương, Vưng (Hòa Bình).
Các địa phương nêu trên cần chỉ đạo các chủ hồ tổ chức trực ban, theo dõi mực nước và lưu lượng về hồ, tuần tra, canh gác, sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để xử lý giờ đầu khi có tình huống xảy ra.
Mặt khác, các địa phương rà soát phương án chống lũ lụt, bảo đảm an toàn hạ du sát thực tế, đặc biệt là phương án sơ tán dân trong tình huống khẩn cấp; tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời và thường xuyên báo cáo về ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 5, sáng 2-8, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh để chủ động các biện pháp đối phó với cơn bão.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc yêu cầu các địa phương, thủ trưởng các sở, ngành, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão của tỉnh và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão, mưa, lũ và thông báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh; nghiêm cấm các tàu thuyền đánh bắt xa bờ ra khơi, liên hệ để nắm chắc số tàu, thuyền đang hoạt động tuyến khơi.
Toàn bộ người dân ở các khu vực nuôi trồng thủy sản, làng chài trên vịnh, khu vực đê, kè có nguy cơ sạt lở, ngập lụt phải được di dời đến nơi an toàn trước 8 giờ ngày 3-8. Chậm nhất đến 16 giờ ngày 3-8, tất cả các tàu, thuyển phải được neo đậu tại các điểm tránh, trú bão an toàn.
Tại Nam Định, công tác phòng chống bão cũng được triển khai khẩn trương. Đến sáng 2-8, 100% tàu, thuyền đã vào nơi trú, tránh bão an toàn. Các điểm đê biển và sông xung yếu, vị trí đê, kè bị hư hỏng sau cơn bão số 2 và 3 đã được gia cố và xử lý.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định, đến 9 giờ ngày 2-8, toàn bộ số tàu, thuyền với hơn 11.000 ngư dân của Nam Định đã vào nơi trú bão an toàn; trong đó 2.070 tàu, thuyền với 11.082 ngư dân đã neo đậu tại các bến trên địa bàn tỉnh; 19 tàu với 114 ngư dân neo đậu tại các tỉnh ngoài như Hải Phòng, Thanh Hóa, Bạc Liêu và Vũng Tàu.
Các công ty khai thác công trình thủy lợi huy động tối đa số máy bơm, chủ động bơm tiêu rút nước khi cần thiết.
Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các địa phương yêu cầu các chủ đầm nuôi trồng thủy sản vào nơi tránh trú bão; triển khai phương án sơ tán dân tại các vùng cửa sông, ven biển; di dời người dân ra khỏi các khu nhà xuống cấp và di dời du khách tại các điểm du lịch Quất Lâm và Thịnh Long xong trước 19 giờ ngày 2-8./.
"Hải Dương cần quan tâm đến việc thu hút đầu tư"  (02/08/2013)
Chủ tịch nước làm việc với Bộ Tư pháp  (01/08/2013)
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước được đánh giá cao  (01/08/2013)
Chủ tịch nước gửi thư khen đội tuyển Toán Việt Nam  (01/08/2013)
Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sẽ được tổ chức trang trọng  (01/08/2013)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản  (01/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên