Liên kết sức mạnh doanh nhân Việt - Cơ hội hợp tác, đầu tư, kinh doanh
Dự kiến khoảng 250 đại biểu đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ và 100 đại biểu các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ khắp các vùng miền cả nước sẽ tham dự chương trình.
TS. Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (giữa) phát biểu tại buổi họp báo |
Chương trình lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội năm 2011 với sự tham dự của 400 đại biểu (trong đó có 200 đại biểu là doanh nhân kiều bào).
Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Chương trình lần thứ hai này với chủ đề “Liên kết sức mạnh doanh nhân Việt - Cơ hội hợp tác, đầu tư, kinh doanh” nhằm tăng cường vận động và kết nối doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài với doanh nhân trong nước, góp phần phát triển cộng đồng, tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đây cũng là hoạt động thúc đẩy và phát huy cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phát huy vai trò cầu nối doanh nghiệp trong nước với doanh nhân kiều bào; tạo cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác liên kết, liên doanh trong các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh để khai thác tốt nhất cơ hội làm ăn ở trong nước và nước ngoài.
Chương trình đồng thời là cơ hội tìm đối tác, nguồn hàng, đầu ra cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và thu hút đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài, gắn kết, tương trợ để cộng đồng gắn bó, phát triển và tham gia vào công cuộc hội nhập quốc tế, phát triển quê hương, đất nước.
Phóng viên đặt câu hỏi tại buổi họp báo |
Theo chương trình, Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và Doanh nhân trong nước lần II sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9-8-2013 tại Đà Lạt (Lâm Đồng), với nhiều hoạt động: Hội thảo “Liên kết sức mạnh doanh nhân Việt - Cơ hội hợp tác, đầu tư, kinh doanh”; Trưng bày giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và du lịch của các doanh nghiệp Việt Nam, tìm đối tác xuất khẩu hàng Việt Nam; Khen thưởng kiều bào có thành tích trong các hoạt động kinh doanh, trong công tác vận động cộng đồng; Chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp “B to B” trên các lĩnh vực tài chính, bất động sản; du lịch dịch vụ và một số lĩnh vực khác; xuất nhập khẩu; hợp tác đầu tư sản xuất - kinh doanh...
TS. Nguyễn Thanh Sơn cũng cho biết, chúng ta có trên 400.000 trí thức kiều bào, đến nay đã có khoảng 3.600 dự án lớn nhỏ với số vốn trên 8 tỷ USD của doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ba lĩnh vực được đầu tư lớn nhất là: du lịch, giáo dục - đào tạo, y tế. Ngoài ra, còn có may mặc, công nghiệp nhẹ và nhiều lĩnh vực khác.
Tại buổi gặp gỡ báo chí, đại diện của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao); Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã trả lời nhiều câu hỏi mà báo chí và dư luận quan tâm./.
Tính đến nay, đã có 51 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố đã có các dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài với hơn 3.600 doanh nghiệp kiều bào có số vốn đóng góp là 8,6 tỷ USD.
Phần lớn từ các nước Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Nga, Pháp, Hà Lan, Séc… Kiều bào tại Hoa Kỳ kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, công nghệ phần mềm, sản xuất hàng xuất khẩu, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản…
Lượng kiều hối cũng đang ngày càng tăng, trở thành nguồn tài chính quan trọng cho đất nước. Năm 2011, lượng kiều hối đã đạt được gần 10 tỷ USD. Năm 2012, kiều hối đạt trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng thứ 7 trong số 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyền về nước nhiều nhất thế giới. |
Việt Nam tổ chức lễ thượng cờ ASEAN tại Australia  (01/08/2013)
Việt Nam tin tưởng đất nước Cam-pu-chia sẽ tiếp tục phát triển hòa bình, ổn định, phồn vinh  (01/08/2013)
Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Hợp tác Song phương Việt Nam - Philippines  (01/08/2013)
Từ 1-8 giá bán điện tăng thêm 5%  (01/08/2013)
Điện mừng Quốc khánh Liên bang Thụy Sĩ và nước Cộng hòa Xing-ga-po  (01/08/2013)
Vài nét về quan hệ đối tác chiến lược  (01/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên