ASEAN tăng hợp tác tài chính và hội nhập kinh tế
Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi quyết tâm tiếp tục nỗ lực phối hợp hướng tới hội nhập kinh tế và tài chính." Các Bộ trưởng ASEAN cũng cam kết thu hẹp khoảng cách phát triển và nâng cao mức sống của người dân bằng cách giảm hàng rào, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư và các dòng luân chuyển vốn.
Nhằm củng cố hợp tác tài chính và hội nhập kinh tế trong ASEAN, các Bộ trưởng Tài chính tham dự hội nghị cho rằng các nước cần nỗ lực hơn nữa nhằm giám sát kinh tế để đạt được hội nhập kinh tế khu vực. Tuyên bố kết thúc hội nghị nêu rõ: "ASEAN được động viên bởi thành quả công việc của Văn phòng Giám sát Hội nhập ASEAN (AIMO), đặc biệt với sự phát triển của các báo cáo giám sát, các công cụ giám sát và các chương trình xây dựng năng lực".
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Ban Thư ký ASEAN ra tuyên bố cho biết Lực lượng Đặc nhiệm trong khuôn khổ Sáng kiến vì hội nhập ASEAN (IAI) đã tiến hành hội nghị tham vấn đầu tiên tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thảo luận việc huy động các nguồn lực và đóng góp cho việc thực thi Kế hoạch Hành động II của IAI (2009 - 2015).
Lực lượng này gồm các đại sứ và các đại diện của Các Đối tác đối thoại ASEAN và các bên thứ ba như Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.
Được khởi xướng như một khuôn khổ mới bởi Chủ tịch Lực lượng Đặc nhiệm IAI Việt Nam, hội nghị tham vấn trên là một diễn đàn để chia sẻ thông tin giữa các thành viên IAI nhằm tăng cường sự hiểu biết về các nguồn lực sẵn cho Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam và xác định các phương thức nhằm phân bổ hoạt động tốt hơn.
Diễn ra trước thềm Hội nghị Lực lượng Đặc nhiệm IAI lần thứ 42, hội nghị tham vấn đáp ứng lợi ích ngày càng lớn trong IAI.
IAI được phát động tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2000 với các mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc đẩy hội nhập kinh tế tại các nước thành viên mới của ASEAN như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam./.
EU kêu gọi Triều Tiên "tái hòa nhập với cộng đồng"  (04/04/2013)
Quốc hội Thái Lan thông qua 3 dự thảo sửa đổi hiến pháp  (04/04/2013)
Tăng cường hợp tác song phương Việt Nam - Belarus  (04/04/2013)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Ba  (04/04/2013)
Nhật Bản: BOJ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ  (04/04/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên