Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Hiệp ước kiểm soát buôn bán vũ khí toàn cầu
16:08, ngày 04-04-2013
TCCSĐT - Ngày 2-4 vừa qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã biểu quyết thông qua Hiệp ước về kiểm soát buôn bán vũ khí toàn cầu. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Hiệp ước này được thông qua với 154 phiếu tán thành, 3 phiếu chống và 23 phiếu trắng.
Lần đầu tiên trong lịch sử Liên hợp quốc và sau gần 7 năm trao đổi, thảo luận và đàm phán giữa các thành viên, Liên hợp quốc có được thỏa thuận với tính ràng buộc quốc tế chế tài lĩnh vực buôn bán vũ khí thông thường trên phạm vi toàn thế giới. Trước đó, sau 10 ngày đàm phán, các thành viên đã không thông qua được Hiệp ước này do sự phản đối của Xy-ri, I-ran và Triều Tiên.
Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, để thông qua những thỏa thuận pháp lý như thế này không cần đến sự đồng thuận quan điểm hoàn toàn mà chỉ cần sự ủng hộ của ít nhất hai phần ba số thành viên Liên hợp quốc. Ba nước nói trên cũng đã bỏ phiếu chống trong Đại hội đồng Liên hợp quốc. Trong số những nước bỏ phiếu trắng có Nga và Trung Quốc.
Từ tháng 6 năm nay, các thành viên Liên hợp quốc tham gia Hiệp ước này sẽ bắt đầu quá trình ký Nghị quyết nói trên của Đại hội đồng Liên hợp quốc và tiến hành phê chuẩn ở quốc gia đó. Hiệp ước sẽ bắt đầu có hiệu lực 90 ngày sau khi có được ít nhất 50 thành viên phê chuẩn và những quy định của Hiệp ước chỉ áp dụng với những thành viên Liên hợp quốc đã phê chuẩn Hiệp ước.
Hiệp ước này ràng buộc các nước tham gia vào trách nhiệm trước khi bán hoặc cung ứng vũ khí cho đối tác phải xem xét liệu những vũ khí ấy có thể bị sử dụng để gây nên những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hay không. Các nước tham gia cũng còn có nghĩa vụ không để vũ khí lọt vào tay những cá nhân và tổ chức khủng bố cũng như các tổ chức tội phạm. Hiệp ước này bao hàm những quy định cụ thể về buôn bán vũ khí thông thường từ loại vũ khí nhỏ và nhẹ đến những hệ thống vũ khí lớn và hạng nặng, xe tăng, máy bay trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa và súng phóng tên lửa.
Quá trình đưa đến Hiệp ước này được khởi động từ tháng 12-2006 với quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc về nghiên cứu tính khả thi, phạm vi và những nội dung chính của một hiệp ước về buôn bán vũ khí thông thường trên thế giới. Trên cơ sở đó, các thành viên Liên hợp quốc đã tiến hành nhiều vòng đàm phán về Hiệp ước.
Hiệu lực và tác động thực tế của Hiệp ước này hiện là câu hỏi chưa thể trả lời được. Quá trình ký kết và phê chuẩn ở các quốc gia thành viên Liên hợp quốc sẽ kéo dài nhiều năm. Sẽ có không ít quốc gia thành viên Liên hợp quốc trong tình trạng, Chính phủ ký tham gia Hiệp ước nhưng lại không được Quốc hội phê chuẩn. Các nước sản xuất và buôn bán vũ khí nhiều nhất trên thế giới tham gia Hiệp ước này vì mục đích chính trị nhưng cũng sẽ muốn quá trình phê chuẩn được trì hoãn nếu có thể.
Theo số liệu ước tính của Liên hợp quốc, kim ngạch buôn bán vũ khí thông thường hằng năm trên thế giới ở vào khoảng 70 tỷ USD. Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế SIPRI của Thụy Điển đã đưa ra bảng xếp hạng sau về những "lái buôn vũ khí" lớn nhất thế giới năm 2012 trong đó đứng đầu là Mỹ với 8,8 tỷ USD, tiếp sau là Nga (8 tỷ USD), Trung Quốc (1,8 tỷ USD), U-crai-na (1,3 tỷ USD), Đức (1,2 tỷ USD), Pháp (1,1 tỷ USD), Anh (0,9 tỷ USD), I-ta-ly (0,8 tỷ USD), Hà Lan (0,7 tỷ USD) và Tây Ban Nha (0,7 tỷ USD)./.
Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, để thông qua những thỏa thuận pháp lý như thế này không cần đến sự đồng thuận quan điểm hoàn toàn mà chỉ cần sự ủng hộ của ít nhất hai phần ba số thành viên Liên hợp quốc. Ba nước nói trên cũng đã bỏ phiếu chống trong Đại hội đồng Liên hợp quốc. Trong số những nước bỏ phiếu trắng có Nga và Trung Quốc.
Từ tháng 6 năm nay, các thành viên Liên hợp quốc tham gia Hiệp ước này sẽ bắt đầu quá trình ký Nghị quyết nói trên của Đại hội đồng Liên hợp quốc và tiến hành phê chuẩn ở quốc gia đó. Hiệp ước sẽ bắt đầu có hiệu lực 90 ngày sau khi có được ít nhất 50 thành viên phê chuẩn và những quy định của Hiệp ước chỉ áp dụng với những thành viên Liên hợp quốc đã phê chuẩn Hiệp ước.
Hiệp ước này ràng buộc các nước tham gia vào trách nhiệm trước khi bán hoặc cung ứng vũ khí cho đối tác phải xem xét liệu những vũ khí ấy có thể bị sử dụng để gây nên những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hay không. Các nước tham gia cũng còn có nghĩa vụ không để vũ khí lọt vào tay những cá nhân và tổ chức khủng bố cũng như các tổ chức tội phạm. Hiệp ước này bao hàm những quy định cụ thể về buôn bán vũ khí thông thường từ loại vũ khí nhỏ và nhẹ đến những hệ thống vũ khí lớn và hạng nặng, xe tăng, máy bay trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa và súng phóng tên lửa.
Quá trình đưa đến Hiệp ước này được khởi động từ tháng 12-2006 với quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc về nghiên cứu tính khả thi, phạm vi và những nội dung chính của một hiệp ước về buôn bán vũ khí thông thường trên thế giới. Trên cơ sở đó, các thành viên Liên hợp quốc đã tiến hành nhiều vòng đàm phán về Hiệp ước.
Hiệu lực và tác động thực tế của Hiệp ước này hiện là câu hỏi chưa thể trả lời được. Quá trình ký kết và phê chuẩn ở các quốc gia thành viên Liên hợp quốc sẽ kéo dài nhiều năm. Sẽ có không ít quốc gia thành viên Liên hợp quốc trong tình trạng, Chính phủ ký tham gia Hiệp ước nhưng lại không được Quốc hội phê chuẩn. Các nước sản xuất và buôn bán vũ khí nhiều nhất trên thế giới tham gia Hiệp ước này vì mục đích chính trị nhưng cũng sẽ muốn quá trình phê chuẩn được trì hoãn nếu có thể.
Theo số liệu ước tính của Liên hợp quốc, kim ngạch buôn bán vũ khí thông thường hằng năm trên thế giới ở vào khoảng 70 tỷ USD. Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế SIPRI của Thụy Điển đã đưa ra bảng xếp hạng sau về những "lái buôn vũ khí" lớn nhất thế giới năm 2012 trong đó đứng đầu là Mỹ với 8,8 tỷ USD, tiếp sau là Nga (8 tỷ USD), Trung Quốc (1,8 tỷ USD), U-crai-na (1,3 tỷ USD), Đức (1,2 tỷ USD), Pháp (1,1 tỷ USD), Anh (0,9 tỷ USD), I-ta-ly (0,8 tỷ USD), Hà Lan (0,7 tỷ USD) và Tây Ban Nha (0,7 tỷ USD)./.
Mô hình kinh tế thị trường xã hội Đức trong bối cảnh phát triển chính trị hiện nay  (04/04/2013)
Thanh Hóa phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội  (04/04/2013)
Hội nghị Xúc tiến đầu tư và An sinh xã hội vùng Tây Bắc năm 2013  (03/04/2013)
Đề xuất tăng lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng từ 1-7  (03/04/2013)
Liên bộ chung tay ứng phó bệnh dịch  (03/04/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên