Triển khai lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và sâu rộng đến từng địa bàn dân cư
* Ngành Tòa án nhân dân góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Sáng 18-3, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân Tối cao đã tổ chức Hội nghị góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, Ủy viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho biết, Tòa án nhân dân, tòa án quân sự các cấp, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân Tối cao đã tổ chức nghiêm túc và có chất lượng việc lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại Hội nghị, ý kiến của các đại biểu đều nhất trí với những nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cho rằng, Dự thảo đã có sự kế thừa những giá trị khoa học về nội dung và kỹ thuật lập hiến trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng đã thể chế hóa kịp thời các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và văn kiện Đại hội Đảng (khóa XI), Nghị quyết và Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Góp ý Lời nói đầu của Hiến pháp, có ý kiến đề nghị bổ sung một số nội dung tại đoạn 4 như sau: “… Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện quyền nhân dân, Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí quyền lực của nhân dân và chủ quyền quốc gia; xác định cơ chế, phương thức phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc…”.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung thêm một đoạn mới với nội dung là: “Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý".
Về Chế độ chính trị (Chương I), nhiều ý kiến đề nghị sửa lại Điều 1 là “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, dân chủ, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, thềm lục địa, vùng trời”; sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp… qua các cơ quan khác của nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác”; sửa đổi khoản 2 Điều 7 như sau “Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.
Về nội dung Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân (Chương VIII), các đại biểu đề nghị tách Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân ra thành hai chương vì Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp còn Viện Kiểm sát là cơ quan thực hiện quyền công tố.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung khoản 1 Điều 108 với nội dung: “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”; bổ sung khoản 5 như sau “Nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”; thay cụm từ “lợi ích hợp pháp” ở cuối khoản 7 Điều 108 bằng cụm từ “quyền và lợi ích hợp pháp”; bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 110: “… Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định”.
Các đại biểu dự Hội nghị cũng đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào một số nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; chính quyền địa phương…
* Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhất trí với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Trong chương trình Kỳ họp thứ 14, chiều 18-3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tổ chức Hội nghị thảo luận, góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ chủ trì Hội nghị.
Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra cho biết, việc góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được cán bộ, đảng viên trong Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng.
Nhìn chung, cán bộ, đảng viên cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhất trí với kết cấu, các chương, điều của Dự thảo Hiến pháp năm 1992, đã góp ý cụ thể vào một số chương, điều trong Dự thảo.
Mặt khác, các ý kiến đều bày tỏ quan điểm, chính kiến, khẳng định Điều 4 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng; về chức năng nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang (không phi chính trị hóa quân đội); về nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước (không tam quyền phân lập); về sở hữu toàn dân về đất đai; về giữ tên nước như trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tập thể Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhất trí nhận định Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với Hiến pháp năm 1992, kế thừa và phát huy được giá trị của các bản hiến pháp trước đó.
Dự thảo tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nội dung của Dự thảo được mở rộng, khái quát cao và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa kế thừa những thành tựu của các bản Hiến pháp trước đó cũng như xu thế phát triển mới. Đặc biệt là những quy định liên quan đến chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc được làm rõ và thể hiện một cách khoa học, được quy định tương đối đầy đủ.
Nội dung Dự thảo đã bảo đảm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh chính trị và Văn kiện Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 và 5 (khóa XI) về sửa đổi Hiến pháp.
Dự thảo Hiến pháp đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực trong các cơ quan bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dự thảo đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có phương hướng lấy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng làm trung tâm, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Dự thảo đã xác định rõ hơn cơ chế thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện và thông qua các cơ quan nhà nước; đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, vững mạnh, tăng tính dân chủ, minh bạch và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ.
Nội dung sửa đổi, bổ sung Dự thảo Hiến pháp năm 1992 đã giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bảo đảm là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài.
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận cho ý kiến về: Chế độ chính trị (Chương I); Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân (Chương II); Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III); Bảo vệ Tổ quốc (Chương IV); Quốc hội (Chương V); Chủ tịch nước (Chương VI); Chính phủ (Chương VII); Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân (Chương VIII), Chính quyền địa phương (Chương IX), Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước (Chương X).
* Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp
Cũng trong chiều 18-3, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tập trung vào các nội dung đặc biệt là Chương V: Quốc hội và Chương IX: Chính quyền địa phương.
Nhiều đại biểu đã bày tỏ sự nhất trí cao với sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được chuẩn bị công phu, nghiêm túc có nhiều điều mới, nhiều nội dung bổ sung cho Hiến pháp 1992, trong đó những nguyện vọng chính đáng của nhân dân đã được quan tâm và đã thể chế hóa nhiều nội dung quan trọng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước đã được thông qua tại Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dự thảo sửa đổi lần này đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới một cách đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập Quốc tế.
Đóng góp ý kiến cho Chương V: Quốc hội của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng công tác Đại biểu Quốc hội cho rằng, các Điều 80 và 81 của Dự thảo quy định Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và các Ủy viên Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Tại Điều 75 về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đã ghi rõ chức năng này, nhưng Điều 79 của Dự thảo quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại không đề cập việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ phê chuẩn Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, các ủy viên của Hội đồng Dân tộc, các Phó Chủ nhiệm và ủy viên các ủy ban của Quốc hội.
Ông Hòa đề nghị bổ sung: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ phê chuẩn Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, các ủy viên của Hội đồng Dân tộc, các Phó Chủ nhiệm và ủy viên các ủy ban của Quốc hội” vào Điều 79.
Quy định tại khoản 2, Điều 115 “Việc thành lập Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân... phân cấp quản lý” và khoản 2, Điều 116 quy định Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân nhưng lại không quy định Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu như Điều 123 Hiến pháp năm 1992. Điều này khá mở, tạo sự linh hoạt khi xây dựng tổ chức, bộ máy chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị sớm có đánh giá, tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở quận, huyện, phường để có những quyết định phù hợp trong Hiến pháp sửa đổi lần này.
Mặt khác, để có cơ sở xây dựng Luật Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân sau này, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung “Trong trường hợp cần thiết Hội đồng nhân dân thành lập Ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định ở địa phương”, vào cuối khoản 1, Điều 116; đồng thời bổ sung 1 khổ trong khoản 1 “Nhà nước đảm bảo các điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật”.
Ông Nguyễn Dũng Văn, Phòng Công tác Hội đồng nhân dân đề nghị, về tổ chức Chính quyền địa phương, khoản 2, Điều 115 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tạo cơ sở cho việc đổi mới chính quyền địa phương. Dự thảo không quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền địa phương trong Hiến pháp mà giao cho Luật quy định, thể hiện sự đổi mới tư duy về tổ chức chính quyền địa phương, các đơn vị hành chính không nhất thiết là có đầy đủ 2 chủ thể. Ở các đơn vị hành chính không tổ chức Hội đồng nhân dân thì chỉ còn là một cấp hành chính hoặc một cơ quan hành chính đại diện, sẽ áp dụng cơ chế bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo Ủy ban nhân dân thay cho cơ chế bầu cử kết hợp phê chuẩn như hiện nay.
Ông Văn cũng đề nghị bổ sung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định về chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Trong Dự thảo chưa phân biệt sự khác nhau về vị trí, tổ chức, chức năng giữa các đơn vị hành chính cơ bản là tỉnh, thành phố, xã với đơn vị hành chính trung gian là huyện, quận, phường dẫn đến tình trạng chức năng và hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đô thị và nông thôn được áp dụng giống nhau cho tất cả các cấp hành chính. Điều này chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý, dân cư, kết cấu hạ tầng, đặc điểm và yêu cầu quản lý của các đơn vị hành chính ở các cấp, chưa tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Trong Dự thảo cũng nên khẳng định tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Thực hiện phân cấp quản lý là sự chuyển giao quyền quyết định trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước từ Trung ương, chính quyền cấp trên xuống địa phương, các cơ quan, chính quyền cấp dưới. Các nội dung phân cấp Hiến pháp nên quy định một cách khái quát. Chính quyền địa phương hoặc cấp hành chính được bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được phân cấp.
Ngoài ra, đại biểu cho rằng nên gộp Điều 117 và Điều 118 thành một vì hai điều này đều có nội dung quy định địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân và nên viết gọn lại.
* Nam Định góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Ngày 18-3, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tiếp tục lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hơn 55 vạn bộ tài liệu kèm phiếu xin ý kiến sẽ được phát tới từng hộ dân trong tỉnh để tập hợp ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện kế hoạch, góp phần cho công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân tại từng phường, xã, thôn, xóm và hộ gia đình được hiệu quả.
Theo kế hoạch, các tổ trưởng các tổ dân phố sẽ phối hợp với trưởng ban công tác mặt trận tại các phường, xã, thị trấn quán triệt tinh thần, phổ biến nội dung và hướng dẫn cách ghi phiếu xin ý kiến tại từng hội nghị cấp cơ sở; tập trung lấy ý kiến nhân dân ở các nội dung quan trọng được phố biến tại Điều 2, Điều 4, Điều 57, Điều 70, 71, 72 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tỉnh Nam Định đã xây dựng kế hoạch thực hiện Công văn số 250/UBDTSĐHP ngày 6-3-2013 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Dự kiến, các xã, phường, thị trấn sẽ gửi tài liệu, phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình của 10 huyện, thành phố xong trước ngày 27-3./.
Khai mạc phiên họp thứ 16 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (19/03/2013)
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc  (18/03/2013)
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên triển khai nhiệm vụ năm 2013  (18/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên