Nhớ về Tết độc lập đầu tiên
08:02, ngày 10-02-2013
TCCSĐT - Thế là đã hơn nửa thế kỷ, chính xác là 67 năm đã trôi qua, nhưng ấn tượng về Tết Độc lập đầu tiên còn in sâu trong ký ức chúng tôi, thế hệ thanh niên Cách mạng Tháng Tám.
Năm ấy, chúng tôi ở độ tuổi hai mươi, nay đã là những cựu chiến binh đầu bạc thuộc lớp người “xưa nay hiếm”. Ngẫm lại, thật là hạnh phúc cho thế hệ những người được hưởng Tết Độc lập đầu tiên, thế hệ trước đó đã biết thế nào là thời nô lệ và vào dịp đầu xuân Bính Tuất đã được ăn Tết trong không khí tự do.
Lúc ấy tôi là trung đội trưởng trung đội Hà Huy Tập, thuộc Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu. Trung đội tôi đóng quân tại trường Sinh Từ. Năm học đầu tiên dưới chế độ mới chưa khai giảng, các tiểu đội trú quân ngay trong các phòng học. Trung đội bộ được trang trí đẹp để đón xuân. Vấn đề đầu tiên là lập bàn thờ Tổ quốc. Ngày nay, bàn thờ Tổ quốc có ở khắp nơi. Lúc ấy đối với chúng tôi là điều mới mẻ.
Trước tiên, treo cờ đỏ sao vàng ở nơi trang trọng nhất. Hà Nội là đất hoa. Chúng tôi mua về đủ lay-ơn,vi-ô-lét, chọn một cành đào thật đẹp, một chậu quất thật sai. Ảnh Bác Hồ được lồng kính treo dưới cờ Tổ quốc. Hai bên bày hoa thật tươi, ở giữa đặt mâm ngũ quả như bàn thờ gia tiên, nhưng không thắp hương, thắp đèn thật sáng. Đúng giao thừa, tôi đọc thư chúc Tết của Bác Hồ.
Sau này, suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, mỗi lúc giao thừa, chúng tôi đều lắng nghe Bác Hồ chúc Tết qua làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam. Điều đó đã thành một thói quen của thế hệ chúng tôi, đến mức mà sau ngày Bác mất, mỗi đêm giao thừa, chúng tôi bâng khuâng nhớ tới một điều gì. Vậy là không còn cái “giây phút thiêng liêng lắng nghe thơ Người” nữa. Sự thiếu vắng ấy đọng lại trong tim thành nỗi nhớ Bác không nguôi.
Nhớ lại đêm giao thừa Tết Bính Tuất năm ấy, tôi đứng trước trung đội, đọc thư chúc Tết của Bác đăng trên báo Cứu quốc (số ra ngày 29-1-1946). Lúc ấy Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã kháng chiến được 4 tháng. Tôi còn nhớ những câu thơ của Bác gửi các chiến sĩ. Đấy là tình cảm của Bác giành cho các chiến sĩ ngoài mặt trận:
Bao giờ kháng chiến thành công
Thì ta cùng uống một chung rượu đào
Tết này ta tạm xa nhau
Chắc rằng ta sẽ Tết sau xum vầy.
Đọc xong thư Bác, toàn trung đội hát vang: “Tiếng súng vang sông núi miền Nam…Ta muốn băng mình tới phương Nam giết hết quân hung tàn…”. Lễ đón giao thừa ngắn. Chúng tôi nhanh chóng giải tán để đi đổi gác. Bọn Tàu Tưởng tự cho chúng có quyền giữ trật tự trong thành phố. Chúng luôn khiêu khích, đòi tước súng của tự vệ. Chúng hỗ trợ cho bọn phản động “Việt quốc”, “Việt cách” gây rối, đòi lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh.
Tết Độc lập đầu tiên đến trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài vô cùng rối ren, phức tạp. Nhưng lòng người thì phấn khởi, thở hít không khí tự do, bừng bừng khí thế cách mạng, sẵn sàng theo Đảng, theo Bác Hồ chiến đấu bảo vệ nền độc lập mới giành được. Các tổ tự vệ chiến đấu đi lặng lẽ trong đêm. Phố xá vắng tanh, các nhà đóng cửa. Thoang thoảng mùi hương trầm. Lác đác có vài người xuất hành đi lễ Phật. Mưa phùn lất phất. Trời se lạnh. Pháo nổ ran ran. Thành phố đang đi vào mùa xuân độc lập./.
Lúc ấy tôi là trung đội trưởng trung đội Hà Huy Tập, thuộc Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu. Trung đội tôi đóng quân tại trường Sinh Từ. Năm học đầu tiên dưới chế độ mới chưa khai giảng, các tiểu đội trú quân ngay trong các phòng học. Trung đội bộ được trang trí đẹp để đón xuân. Vấn đề đầu tiên là lập bàn thờ Tổ quốc. Ngày nay, bàn thờ Tổ quốc có ở khắp nơi. Lúc ấy đối với chúng tôi là điều mới mẻ.
Trước tiên, treo cờ đỏ sao vàng ở nơi trang trọng nhất. Hà Nội là đất hoa. Chúng tôi mua về đủ lay-ơn,vi-ô-lét, chọn một cành đào thật đẹp, một chậu quất thật sai. Ảnh Bác Hồ được lồng kính treo dưới cờ Tổ quốc. Hai bên bày hoa thật tươi, ở giữa đặt mâm ngũ quả như bàn thờ gia tiên, nhưng không thắp hương, thắp đèn thật sáng. Đúng giao thừa, tôi đọc thư chúc Tết của Bác Hồ.
Sau này, suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, mỗi lúc giao thừa, chúng tôi đều lắng nghe Bác Hồ chúc Tết qua làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam. Điều đó đã thành một thói quen của thế hệ chúng tôi, đến mức mà sau ngày Bác mất, mỗi đêm giao thừa, chúng tôi bâng khuâng nhớ tới một điều gì. Vậy là không còn cái “giây phút thiêng liêng lắng nghe thơ Người” nữa. Sự thiếu vắng ấy đọng lại trong tim thành nỗi nhớ Bác không nguôi.
Nhớ lại đêm giao thừa Tết Bính Tuất năm ấy, tôi đứng trước trung đội, đọc thư chúc Tết của Bác đăng trên báo Cứu quốc (số ra ngày 29-1-1946). Lúc ấy Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã kháng chiến được 4 tháng. Tôi còn nhớ những câu thơ của Bác gửi các chiến sĩ. Đấy là tình cảm của Bác giành cho các chiến sĩ ngoài mặt trận:
Bao giờ kháng chiến thành công
Thì ta cùng uống một chung rượu đào
Tết này ta tạm xa nhau
Chắc rằng ta sẽ Tết sau xum vầy.
Đọc xong thư Bác, toàn trung đội hát vang: “Tiếng súng vang sông núi miền Nam…Ta muốn băng mình tới phương Nam giết hết quân hung tàn…”. Lễ đón giao thừa ngắn. Chúng tôi nhanh chóng giải tán để đi đổi gác. Bọn Tàu Tưởng tự cho chúng có quyền giữ trật tự trong thành phố. Chúng luôn khiêu khích, đòi tước súng của tự vệ. Chúng hỗ trợ cho bọn phản động “Việt quốc”, “Việt cách” gây rối, đòi lật đổ Chính phủ Hồ Chí Minh.
Tết Độc lập đầu tiên đến trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài vô cùng rối ren, phức tạp. Nhưng lòng người thì phấn khởi, thở hít không khí tự do, bừng bừng khí thế cách mạng, sẵn sàng theo Đảng, theo Bác Hồ chiến đấu bảo vệ nền độc lập mới giành được. Các tổ tự vệ chiến đấu đi lặng lẽ trong đêm. Phố xá vắng tanh, các nhà đóng cửa. Thoang thoảng mùi hương trầm. Lác đác có vài người xuất hành đi lễ Phật. Mưa phùn lất phất. Trời se lạnh. Pháo nổ ran ran. Thành phố đang đi vào mùa xuân độc lập./.
Hà Nội đón năm mới Quý Tỵ 2013 với nhiều ước vọng  (10/02/2013)
Trung Quốc vượt Mỹ trở thành quốc gia thương mại lớn nhất thế giới  (09/02/2013)
EU nhất trí về ngân sách dài hạn từ 2014-2020  (09/02/2013)
Điểm qua những “điểm nóng” trên thế giới trong năm 2013  (09/02/2013)
Láng giềng gần ngại khách xa  (09/02/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên