Thủ tướng Nhật Bản lên tiếng vụ “Trung Quốc ngắm bắn”
23:26, ngày 06-02-2013
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 6-2 đã lên tiếng về vụ Trung Quốc hướng radar ngắm bắn vào một tàu chiến Nhật, gọi đó là “hành động nguy hiểm,” trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước ở Biển Hoa Đông tiếp tục gia tăng.
“Đó là một hành động nguy hiểm có thể dẫn đến một tình huống không thể đoán trước được,” ông Abe phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản. “Đó là điều cực kỳ đáng tiếc. Chúng ta đang tìm cách để họ tự kiềm chế nhằm tránh cho một sự leo thang không cần thiết.”
Ông Abe cũng mô tả hành động này là "khiêu khích đơn phương từ phía Trung Quốc."
Tuyên bố của ông Abe được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói rằng tàu khu trục nhỏ Trung Quốc đã hướng radar điều khiển hỏa lực vào một tàu hộ tống thuộc Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.
Ông Onodera còn cho biết một trực thăng của Nhật cũng bị radar ngắm bắn hôm 19-1.
Phó Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato nói trong một cuộc họp báo rằng Tokyo phản đối Bắc Kinh về vụ việc nêu trên và đề nghị có một lời giải thích, nhưng chưa nhận được hồi đáp.
Theo Chính phủ Nhật, radar được dùng để xác định khoảng cách mục tiêu, tốc độ di chuyển, phương hướng. Hệ thống vũ khí kết nối với radar có thể khai hỏa ngay lập tức một khi đã xác định được mục tiêu nằm trong tầm bắn.
Động thái trên đánh dấu việc lần đầu tiên hải quân hai nước "kéo còi" trong vụ tranh chấp mà nhiều chuyên gia cảnh báo có thể bùng phát xung đột vũ trang ở Biển Hoa Đông,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã lên tiếng cho biết Mỹ tỏ ra "quan ngại" về diễn biến mới này.
"Liên quan đến những báo cáo về vụ việc mới xảy ra, những hành động như thế này có thể gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố, hoặc một tính toán sai lầm, có thể phá hoại hòa bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế trong khu vực có tầm quan trọng này," bà Nuland nói.
Hôm 5-2, Bộ Ngoại giao Nhật cũng đã triệu Đại sứ Trung Quốc ở Tokyo đến để phản đối về việc hai tàu Hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 4-2.
Ông Abe cũng mô tả hành động này là "khiêu khích đơn phương từ phía Trung Quốc."
Tuyên bố của ông Abe được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói rằng tàu khu trục nhỏ Trung Quốc đã hướng radar điều khiển hỏa lực vào một tàu hộ tống thuộc Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.
Ông Onodera còn cho biết một trực thăng của Nhật cũng bị radar ngắm bắn hôm 19-1.
Phó Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato nói trong một cuộc họp báo rằng Tokyo phản đối Bắc Kinh về vụ việc nêu trên và đề nghị có một lời giải thích, nhưng chưa nhận được hồi đáp.
Theo Chính phủ Nhật, radar được dùng để xác định khoảng cách mục tiêu, tốc độ di chuyển, phương hướng. Hệ thống vũ khí kết nối với radar có thể khai hỏa ngay lập tức một khi đã xác định được mục tiêu nằm trong tầm bắn.
Động thái trên đánh dấu việc lần đầu tiên hải quân hai nước "kéo còi" trong vụ tranh chấp mà nhiều chuyên gia cảnh báo có thể bùng phát xung đột vũ trang ở Biển Hoa Đông,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã lên tiếng cho biết Mỹ tỏ ra "quan ngại" về diễn biến mới này.
"Liên quan đến những báo cáo về vụ việc mới xảy ra, những hành động như thế này có thể gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố, hoặc một tính toán sai lầm, có thể phá hoại hòa bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế trong khu vực có tầm quan trọng này," bà Nuland nói.
Hôm 5-2, Bộ Ngoại giao Nhật cũng đã triệu Đại sứ Trung Quốc ở Tokyo đến để phản đối về việc hai tàu Hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 4-2.
“Cần thêm nhiều cuộc kiểm toán chất lượng vàng”  (06/02/2013)
Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản vào Mỹ  (06/02/2013)
Cuba - Phần Lan tuyên bố nối lại hợp tác song phương  (06/02/2013)
Đồng Nai: Nấu 7.200 đòn bánh tét tặng người nghèo  (06/02/2013)
ASEAN đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả của Đức  (06/02/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển