Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi
Phấn đấu đến năm 2015, trên 25% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn; 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng; 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát... 80% cơ quan phát thanh, truyền hình cấp Trung ương và địa phương có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 1 lần/1 tuần.
Quy hoạch mỗi tỉnh thành có ít nhất 2 cơ sở chăm sóc người cao tuổi
Theo Chương trình hành động quốc gia nêu trên, sẽ quy hoạch hệ thống cơ sở chăm sóc người cao tuổi, bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất từ 2 cơ sở chăm sóc người cao tuổi trở lên.
Đồng thời yêu cầu phải chuẩn hóa cơ sở chăm sóc người cao tuổi, đầu tư xây dựng nhà xã hội tại cộng đồng cho người cao tuổi độc thân, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; hỗ trợ người cao tuổi xây mới hoặc sửa chữa nhà ở dột nát.
Dự kiến sẽ hỗ trợ để duy trì hoạt động đồng thời thành lập thêm trên 2.000 câu lạc bộ liên thế hệ và các loại câu lạc bộ chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng vào năm 2015 và trên 5.000 câu lạc bộ vào năm 2020.
Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện và điều phối các hoạt động của Chương trình. Bộ này sẽ chủ trì xây dựng và thí điểm các mô hình chăm sóc người cao tuổi./.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình làm việc đề ra  (24/11/2012)
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh không chính thức EU  (23/11/2012)
Tết Âm lịch công chức, viên chức được nghỉ 9 ngày  (23/11/2012)
Nhiều đổi mới về phương thức hoạt động Quốc hội  (23/11/2012)
Bế mạc trọng thể kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII  (23/11/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên