Việt Nam - Nhật Bản hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân
Hội thảo là diễn đàn quan trọng để các chuyên gia, nhà quản lý của Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ những tri thức, kinh nghiệm quý từ thực tiễn sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến nhấn mạnh, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong những thập niên tới ngày càng lớn, trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, Việt Nam đã quyết định phát triển chương trình điện hạt nhân nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, phục vụ chính sách đa dạng hóa và phát triển cơ cấu năng lượng bền vững.
Theo Quy hoạch năng lượng quốc gia đã được phê duyệt, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành năm 2020 và đến năm 2030, tổng công suất điện hạt nhân của Việt Nam sẽ đạt khoảng 10.700MW, chiếm khoảng 7% tổng công suất điện và đóng góp khoảng 10% vào tổng sản lượng điện quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đã ký Hiệp định liên chính phủ với Liên bang Nga và Nhật Bản về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 1 và số 2 tại Ninh Thuận.
Thứ trưởng Lê Đình Tiến khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam là chỉ sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh ở mức cao nhất, đặc biệt là từ sau sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Nhật Bản.
Là một quốc gia mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân, Việt Nam đang tập trung vào việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết để bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân, đặc biệt là xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tham gia các điều ước quốc tế; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường năng lực cho cơ quan pháp quy hạt nhân, các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật; đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ Dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
“Việt Nam thể hiện cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế thông qua việc tham gia tích cực các điều ước quốc tế và các sáng kiến quan trọng trong lĩnh vực an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân”, Thứ trưởng Lê Đình Tiến nêu rõ.
Tại Hội thảo, bốn phiên họp về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, phát triển điện hạt nhân và nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ở Việt Nam đã diễn ra. Các hoạt động hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực an ninh hạt nhân, thanh sát hạt nhân và quan hệ hợp tác trong tương lai về lĩnh vực an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân hai nước đã được đề cập đến... Đây là những điều kiện quan trọng để một quốc gia phát triển điện hạt nhân bảo đảm an toàn, an ninh, có trách nhiệm với chính mình và cộng đồng quốc tế.
Tháng 4-2010, Việt Nam đã tuyên bố tham gia Sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân và gia nhập Công ước An toàn hạt nhân. Tháng 9-2012, Việt Nam đã gia nhập Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân, phê chuẩn Phần sửa đổi của Công ước và phê chuẩn Nghị định thư bổ sung, một thành tố quan trọng của cơ chế không phổ biến hạt nhân.
Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực vào sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất tại Washington, Hoa Kỳ, năm 2010 và lần thứ hai tại Seoul, Hàn Quốc, năm 2012.
Việt Nam cũng đã thực hiện thành công việc chuyển đổi nhiên liệu cho Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và sẽ đưa nhiên liệu uran có độ làm giàu cao (HEU) đã qua sử dụng trở lại Nga vào năm 2013./.
Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học: Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam  (20/11/2012)
Giao ban thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị  (20/11/2012)
Giao ban thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị  (20/11/2012)
Trung Quốc tổ chức gấp rút du lịch Hoàng Sa trái phép  (20/11/2012)
Diễn đàn hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc  (20/11/2012)
Kỳ họp thứ 16 Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (20/11/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay