Hơn 900 triệu USD vốn đầu tư FDI vào Hà Nội
Hà Nội đã thu hút 231 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 919 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2012. Đây là thông tin mới nhất về tình hình vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Thủ đô vừa được Cục Thống kê thành phố Hà Nội công bố.
Tính theo khoản mục đầu tư, số dự án FDI cấp mới là 190 dự án với tổng vốn 493,5 triệu USD; số dự án tăng vốn là 49 dự án với tổng vốn 506,1 triệu USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan này, kết quả thu hút FDI 9 tháng đầu năm của Hà Nội còn nhiều hạn chế; nhiều dự án cấp mới của năm 2012 chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, không sử dụng đất, vốn đầu tư quy mô vừa và nhỏ (dưới 1 triệu USD).
Ngoài ra, diện tích đất tại các khu công nghiệp để thu hút nhà đầu tư mới chỉ còn rất ít, các khu công nghiệp mới gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, vì vậy chưa có mặt bằng “sạch” để thu hút các nhà đầu tư. Do đó, vốn đầu tư đăng ký mới 9 tháng đầu năm nay chỉ tập trung vào một số dự án tăng vốn (cải tiến máy móc thiết bị), số dự án đăng ký mới tập trung tập trung trong lĩnh vực sản xuất, có sử dụng đất rất hạn chế.
Cũng theo Cục Thống kê Hà Nội, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trong cùng thời gian này đã đạt 146.080,9 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó, vốn Nhà nước trên địa bàn đạt trên 42.470 tỷ đồng, tăng 11,5%. Chia theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 21,4% trong tổng vốn đầu tư xã hội, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 43%, tăng 13,4%; còn lại là vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động; vốn đầu tư khác.
Đánh giá về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội, các chuyên gia kinh tế cho rằng: quý II/2012, tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội chưa được cải thiện nhiều so với quý I/2012. Khu vực đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước có tốc độ tăng thấp nhất, do các dự án, công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách và nguồn ODA còn gặp nhiều khó khăn; tốc độ tăng của khu vực ngoài Nhà nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế. Dù Nhà nước đã có nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng với lãi suất hợp lý, song trên thực tế khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn do không tiếp cận được tín dụng, lãi suất cao, không đáp ứng được điều kiện vay của các ngân hàng.
Trong quý III, theo hướng đề xuất của Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án, các công trình, sử dụng nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác đã được phê duyệt, tình hình đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được cải thiện. Doanh nghiệp sẽ bớt khó khăn về vốn khi một lượng hàng tồn kho với số lượng lớn được tiêu thụ./.
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2012  (21/09/2012)
Kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đề ra giải pháp khắc phục sửa chữa khuyết điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI  (21/09/2012)
Việt Nam coi trọng giáo dục vì sự phát triển bền vững  (21/09/2012)
"Nâng bước học trò nghèo" - món quà nhỏ, ý nghĩa lớn  (21/09/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên