Tăng cường hợp tác Việt Nam - Cam-pu-chia
Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn khẳng định: Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cam-pu-chia là di sản quí báu cho các thế hệ mai sau của hai nước tiếp tục vun đắp, phát huy. Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, giáo dục... giữa hai nước ngày càng phát triển toàn diện. Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cơ quan lập pháp hai nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách cho quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước tiếp tục phát triển, tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Hai bên đã có nhiều đoàn các cấp trao đổi kinh nghiệm lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời có tiếng nói chung, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, góp phần vì hòa bình ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và thế giới.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân hàng - Kiểm tóan của Thượng viện Cam-pu-chia Che-a Che-át bày tỏ cảm ơn lãnh đạo Việt Nam đã dành thời gian tiếp đoàn, đồng thời mong muốn Việt Nam tiếp tục giúp đỡ Cam-pu-chia nhiều hơn nữa trong mọi lĩnh vực.
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cam-pu-chia trong thời gian qua không ngừng được phát triển với mối quan hệ bền chặt giữa hai nước trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong những vấn đề lớn mang tầm quốc gia đều được giải quyết một cách hoàn hảo nhất như việc cắm cột mốc biên giới giữa hai nước. Hội nghị quan hệ hữu nghị Quốc hội Việt Nam - Cam-pu-chia vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp Kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã ghi dấu và củng cố mối quan hệ hợp tác, hữu nghị đoàn kết giữa hai quốc gia. Quốc hội hai nước cũng đã ra thông cáo chung, khẳng định cam kết của hai Quốc hội cùng Chính phủ và người dân các nước thành viên ASEAN xây dựng một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, cùng quan tâm và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đóng góp tích cực vào các mục tiêu chung là hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển.
* Cùng ngày, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã tiếp ông Che-a Che-át. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam nhiệt liệt chào đón Đoàn công tác của Ủy ban Tài chính - Ngân hàng - Kiểm tóan Cam-pu-chia đến thăm và làm việc tại Việt Nam, nhấn mạnh mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương nói chung và quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia nói riêng là hết sức thân thiết. Chính phủ hai nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động trao đổi thương mại, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, kim ngạch trao đổi thương mại tăng mạnh qua từng năm.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân hàng - Kiểm tóan của Thượng viện Cam-pu-chia bày tỏ mong muốn Việt Nam giúp đỡ Cam-pu-chia triển khai các dự án khai thác dầu khí trên biển cũng như xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động này, bởi Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm về quản lý thuế, khai thác dầu khí tại thềm lục địa.
* Chiều 28-8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Vương quốc Cam-pu-chia Im Xê-thi (Im Sethy) đã ký kế hoạch hợp tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.
Về đào tạo nguồn nhân lực, năm 2012, phía Việt Nam sẽ tiếp nhận 120 lưu học sinh Cam-pu-chia sang học trình độ đại học, sau đại học, thực tập, nghiên cứu và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, dự bị tiếng Việt vào đại học và một số lĩnh vực khác. Trong đó, sẽ có 100 suất học bổng hệ dài hạn gồm 70 người học tiếng Việt và dự bị đại học để học đại học và 30 người học sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh); 20 suất học bổng dài hạn, ngắn hạn, thực tập sinh thuộc chương trình học bổng của Chính phủ Việt Nam dành cho các nước Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma. Phía Cam-pu-chia sẽ tiếp nhận 15 lưu học sinh Việt Nam sang học hệ chính quy tập trung trong năm 2012 tại các trường đại học của Cam-pu-chia. Ngoài ra, phía Cam-pu-chia tiếp nhận 20 cán bộ Việt Nam sang học tiếng Khơ me trong thời gian 2 năm.
Ngoài chương trình học bổng, hai nước sẽ tổ chức trao đổi các đoàn công tác gồm đoàn đại biểu cấp cao, đoàn cán bộ sang trao đổi hợp tác, kiểm tra tình hình học tập của lưu học sinh 2 nước...
Ghi nhận sự giúp đỡ hiệu quả của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong thời gian qua, Bộ trưởng Im Xê-thi cho biết, hiện có 939 sinh viên Cam-pu-chia đang học tập tại Việt Nam; số sinh viên học tại Việt Nam đã về nước là 1.651 người và nhiều người đang giữ các vị trí quan trọng tại Cam-pu-chia. Cam-pu-chia đang nỗ lực có những cải tiến tốt hơn về học bổng cũng như nơi ăn, chốn ở cho các lưu học sinh du học tại Cam-pu-chia nói chung và lưu học sinh Việt Nam nói riêng. Bộ trưởng Im Sethy mong muốn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục ngày càng gắn bó và phát triển hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật.
Cảm ơn Bộ trưởng Im Xê-thi về những tình cảm tốt đẹp đối với Việt Nam cũng như quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định quyết tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác rộng hơn, sâu hơn nữa với Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Cam-pu-chia. Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt ở khu vực các tỉnh biên giới hai nước; tăng cường trao đổi kinh nghiệm về đào tạo ngành nghề và hỗ trợ nhau về cơ sở vật chất; tăng cường giao lưu giữa lưu học sinh với các tổ chức đoàn thể và các sinh viên Việt Nam.
Trước đó, hai Bộ trưởng đã có cuộc làm việc, trao đổi về tình hình hợp tác giáo dục giữa hai nước trong thời gian qua và đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai Bộ, đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của hai nước. Hai bên đã có sự thống nhất trong việc đánh giá hiệu quả hợp tác về giáo dục thời gian qua và sẽ cụ thể hóa hơn nữa các hoạt động hợp tác trong thời gian tới. Phía Cam-pu-chia cũng nhất trí với các đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và cam kết sẽ xem xét, xây dựng kế hoạch phù hợp trong thời gian tới như việc dành các suất học bổng sau đại học về các ngành, nghề mà Việt Nam có thế mạnh như: nông - lâm nghiệp, thủy sản, y, dược, công nghệ thông tin... và dành một số học bổng cho con em Việt kiều đang sinh sống tại Cam-pu-chia./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đoàn học giả Hàn Quốc  (29/08/2012)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dự kỷ niệm 55 năm thành lập Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương  (29/08/2012)
Đồng chí Lê Hồng Anh tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Điều phối an ninh quốc gia Xinh-ga-po  (29/08/2012)
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy  (29/08/2012)
Ra mắt sách Bách khoa thư về các danh nhân thế giới  (29/08/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay