Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 họp phiên thứ 4
Thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Phó trưởng Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ đã trình bày tổng hợp ý kiến của Chính phủ về dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Các đại biểu đánh giá dự thảo đã bám sát các quan điểm, đường lối, định hướng nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp được xác định tại Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI). Với 9 vấn đề cơ bản được nghiên cứu sửa đổi theo chỉ đạo của Ủy ban dự thảo, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự thảo đã thể hiện rõ quy mô, phạm vi sửa đổi cả về nội dung, cơ cấu các chương, điều khoản và kỹ thuật lập hiến của một bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tình hình mới của đất nước.
Dự thảo cũng bổ sung yếu tố kiểm soát vào nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước; định danh rõ ràng cơ quan thực hiện các quyền như: quyền lập pháp (Quốc hội), quyền hành pháp (Chính phủ), quyền tư pháp (Tòa án). Theo đó, dự thảo đề xuất cần xác định rõ ràng vị trí, phân công rành mạch và quy định khái quát nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp theo các chức năng chính của mỗi cơ quan, không liệt kê quá cụ thể vì sẽ dễ mâu thuẫn, chồng chéo giữa các cơ quan, “lấn sân” sang luật tổ chức của các cơ quan thực hiện những quyền trên. Dự thảo cũng thiết kế một chương về thiết chế độc lập nhằm cụ thể hóa cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước (Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước).
Góp ý tại phiên họp, các đại biểu đánh giá cao những điểm mới được đưa vào nội dung sửa đổi trình Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 của Ban Chỉ đạo, đồng thời kiến nghị nhiều nội dung về tổ chức bộ máy nhà nước, kiểm soát quyền giữa các cơ quan nhà nước được giao quyền, các quyền cơ bản của công dân. Bên cạnh đó, cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ của của một số thiết chế, mô hình, tổ chức bộ máy của một số cơ quan nhằm hoàn chỉnh bản góp ý trình cấp có thẩm quyền.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Ban Biên tập cần nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu, nhất là đối với những vấn đề quan trọng liên quan đến thiết chế nhà nước, quyền công dân, sở hữu tài sản nhà nước và công dân để đưa vào bản góp ý của Chính phủ kiến nghị đối với Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992./.
Thành lập mới 18 xã, 1 huyện thuộc tỉnh Điện Biên (28/08/2012)
Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai (28/08/2012)
Việt Nam đầu tư 2 dự án thủy điện tại Nam Lào (28/08/2012)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khu vực công của Singapore và gợi ý cho Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam