Chung sức xây dựng thị xã Tam Điệp trở thành đô thị loại III trực thuộc tỉnh vào năm 2012
19:30, ngày 02-03-2012
Hướng tới kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh, 30 năm thành lập thị xã Tam Điệp, phóng viên Báo Ninh Bình đã phỏng vấn đồng chí Lâm Quang Nghĩa, TUV, Bí thư Thị ủy Tam Điệp về những nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân thị xã để xây dựng thị xã trở thành đô thị văn minh, hiện đại, sớm trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trong chặng đường tiếp theo.
Phóng viên: Trong chặng đường 30 năm qua, nhất là khi tỉnh Ninh Bình tái lập, thị xã Tam Điệp đã giành được nhiều thành tựu ấn tượng. Đồng chí có thể cho biết rõ hơn về những kết quả này?
Đồng chí Lâm Quang Nghĩa: Chặng đường 30 năm qua đã chứng kiến bước đổi thay sâu sắc, toàn diện và nhanh chóng, kỳ diệu của vùng đất núi đồi lịch sử này. Phát huy tiềm năng, thế mạnh và truyền thống lịch sử, văn hóa của vùng đất Tam Điệp, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, 30 năm qua, Đảng bộ và nhân dân thị xã Tam Điệp đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Kinh tế của thị xã luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, nhất là trong 5 năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 20%/năm. Tổng giá trị sản xuất tăng mạnh qua các năm, năm 2011 đạt 5.484 tỷ đồng, tăng gấp 73,1 lần so với năm 1992. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Nếu như đầu những năm 1990, nông nghiệp là ngành sản xuất chính thì đến nay nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ trọng 3,45%, dịch vụ 26,4% và công nghiệp - xây dựng 70,51%. Với tiềm năng, lợi thế hiện có, thị xã đã và đang ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ, coi đây là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thu ngân sách hàng năm vượt kế hoạch, năm 2011 đã đạt gần 105 tỷ đồng, tăng gấp 25 lần so với năm 1992. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thị xã là một trong 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Qua 8 kỳ Đại hội, song hành với phát triển kinh tế, Đảng bộ thị xã Tam Điệp luôn quan tâm phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Kết quả nổi bật nhất của thị xã trong 30 năm qua là sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển toàn diện và đạt kết quả vững chắc. Đến nay, thị xã có 5/9 trường mầm non, 7/7 trường THCS, 7/7 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia; Trường THPT Nguyễn Huệ là đơn vị đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn Quốc gia. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm, cơ sở vật chất cho công tác khám, chữa bệnh, phòng bệnh được tăng cường. Các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư xây dựng như hệ thống chiếu sáng đô thị, Nhà bảo tàng, Nhà văn hoá, Công viên trung tâm thị xã... Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 25 triệu đồng, gấp hơn 4 lần so với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,25% (theo tiêu chí mới). Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt.
Hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng trên tất các các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Năm 1983, Đảng bộ thị xã có 15 tổ chức cơ sở Đảng với 1.840 đảng viên, đến nay, Đảng bộ có 64 tổ chức cơ sở Đảng với 4.365 đảng viên. Qua đánh giá xếp loại hàng năm, số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh luôn đạt từ 85 - 90%; các đoàn thể vững mạnh đạt từ 85 - 90%; hàng năm kết nạp từ 145 - 150 quần chúng ưu tú vào Đảng. Công tác quân sự, quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Phóng viên: Lấy công nghiệp là khâu đột phá, thị xã Tam Điệp đã và đang khẳng định tiềm năng, thế mạnh của thị xã công nghiệp. Vậy thị xã đã có những chủ trương, chính sách gì đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển?
Đồng chí Lâm Quang Nghĩa: Thực hiện chủ trương về xây dựng thị xã Tam Điệp trở thành thị xã công nghiệp của tỉnh, trong những năm qua, thị xã phối hợp với sở, ngành chức năng của tỉnh đã làm tốt công tác quy hoạch nói chung, đặc biệt là quy hoạch khu công nghiệp. Khu công nghiệp Tam Điệp được mở rộng quy hoạch thêm 360 ha. Được UBND tỉnh chấp thuận, Khu công nghiệp Tam Điệp giai đoạn II diện tích 115 ha đang được triển khai san lấp mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu. Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, thị xã tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, thủ tục hành chính thông thoáng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư...
Hàng năm, thị xã đã tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp nhân dịp đầu xuân nhằm kịp thời khuyến khích, động viên, biểu dương các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường bình đẳng.
Với các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thuận lợi, thị xã Tam Điệp đã thu hút nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn. Ngoài các sản phẩm chủ lực là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến rau quả xuất khẩu, nhiều dự án đã và đang đi vào sản xuất như: xi măng, thép, giày da, may mặc... đã tạo nên bức tranh công nghiệp tươi sáng của thị xã. Các dự án này đã phát huy nguồn lực đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn lực lao động dồi dào, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Trong những năm qua, thị xã đã chấp thuận đầu tư đối với 84 dự án phục vụ phát triển công nghiệp, du lịch và các dự án xây dựng khu đô thị mới...
Hiện thị xã đã gần 200 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm cho trên 3.200 lao động với thu nhập ổn định. Công nghiệp thị xã tiếp tục được mở rộng, phát triển đã tạo cho thị xã một diện mạo mới, một sức bật mới trong tương lai.
Phóng viên: Thưa đồng chí, trong thời gian tới, thị xã sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm gì để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã?
Đồng chí Lâm Quang Nghĩa: Ban Thường vụ Thị ủy Tam Điệp đã có Nghị quyết về xây dựng và phát triển thị xã Tam Điệp trở thành đô thị loại III vào năm 2012 và trở thành thành phố vào năm 2020. Việc xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III trực thuộc tỉnh là nhằm phát huy thế mạnh, tạo bước đột phá phát triển trong tương lai, xây dựng thị xã xứng tầm một đô thị công nghiệp của tỉnh, đồng thời đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân thị xã. Để đạt được mục tiêu này, từ nay đến cuối năm 2012 thị xã sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng kinh tế-xã hội của thị xã theo các tiêu chuẩn, phân loại đô thị được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7-5-2009 của Chính phủ và Thông tư số 34 của Bộ Xây dựng về phân loại đô thị để tập trung hoàn chỉnh các tiêu chí chưa đạt chuẩn so với quy định. Ưu tiên cho đầu tư chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường phố; hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng đô thị, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường; xây dựng các tuyến đường phố văn minh. Mở rộng không gian đô thị. Xây dựng khu phố mới kiểu mẫu và khu liên hợp thể thao phía Tây thị xã. Xây dựng siêu thị và cải tạo, nâng cấp chợ trung tâm thị xã. Tập trung hoàn thành việc bổ sung quy hoạch tổng thể thị xã, xây dựng quy hoạch chi tiết các phường, xã phải tính đến yếu tố phát triển lâu dài, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng đề án, bổ sung hoàn chỉnh quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, lập hồ sơ, thủ tục đề nghị thị xã trở thành đô thị loại III. Triển khai đề án đổi tên, đặt tên các đường phố, đánh số nhà đối với các phường nội thị. Tập trung các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, kêu gọi các dự án đầu tư vào thị xã.
Đồng thời đề nghị tỉnh có cơ chế đặc thù về tài chính, tạo điều kiện cho thị xã tăng nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của đô thị loại III. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, nếp sống văn minh đô thị cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thị xã, nhất là ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan đô thị, thực hiện nếp sống văn hóa đô thị...
Bên cạnh đó, thị xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ (lao động phi nông nghiệp). Tập trung chỉ đạo phát triển tiểu thủ công nghiệp, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển; tập trung phát triển dịch vụ.
Với sự nỗ lực, quyết tâm, chung sức, đồng lòng của Đảng bộ và nhân dân thị xã, thị xã Tam Điệp phấn đấu trở thành đô thị loại III trực thuộc tỉnh vào cuối năm 2012, là tiền đề để được công nhận đô thị loại II vào năm 2020.
Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí!
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt-Lào tăng cường hợp tác  (02/03/2012)
Danh nhân Ninh Bình  (02/03/2012)
Danh xưng địa danh Ninh Bình  (02/03/2012)
Ninh Bình - Thiên nhiên và con người  (02/03/2012)
Ninh Bình - vùng đất tiềm năng du lịch  (02/03/2012)
Du lịch Ninh Bình - Tiềm năng và cơ hội hợp tác kinh doanh  (02/03/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam