Chính thức lập Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam
22:38, ngày 18-02-2012
Ngày 18-2, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng chính thức công bố quyết định việc thành lập Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trao quyết định thành lập Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam và các chức danh trong hội đồng thành viên Tổng công ty.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam được hình thành trên cơ sở hợp nhất 3 Tổng công ty là Cảng Hàng không miền Bắc, Cảng Hàng không miền Nam và Cảng Hàng không miền Trung. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam có tên viết tắt là ACV, được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con và có trụ sở chính tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Loại hình doanh nghiệp là công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Tổng công ty có 21 đơn vị hạch toán phụ thuộc là Chi nhánh các Tổng công ty Cảng Hàng không ở các địa phương. Có 7 công ty con và 2 công ty liên kết.
Trên cơ sở quyết định về thành lập Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng đã bổ nhiệm các chức danh của Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam. Theo đó, ông Nguyễn Nguyên Hùng, nguyên Tổng giám đốc Cảng Hàng không miền Nam giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Tổng giám đốc Cảng Hàng không miền Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh, việc sáp nhập 3 Tổng công ty Cảng Hàng không của 3 miền để thành Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam là một xu thế tất yếu cho sự phát triển của Hàng không Việt Nam, hướng tới thành lập tập đoàn hàng không quốc gia.
Bộ trưởng yêu cầu Tổng công ty khẩn trưởng xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế tài chính của Tổng công ty; việc tổ chức lại bộ máy không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Cảng Hàng không hiện nay và phải bảo đảm đời sống của cán bộ nhân viên bằng hoặc cao hơn so với trước đây. Chiến lược phát triển của Tổng công ty phải đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Trước mắt, Tổng công ty khẩn trương hoàn thành đầu tư các Cảng Hàng không mới như Phú Quốc, Cam Ranh, Nhà ga T2 của sân bay Nội Bài... Hướng lâu dài của Tổng công ty là phải cổ phần hóa các đơn vị thành viên, kêu gọi nhiều nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào hạ tầng hàng ngành hàng không dân dụng./.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam được hình thành trên cơ sở hợp nhất 3 Tổng công ty là Cảng Hàng không miền Bắc, Cảng Hàng không miền Nam và Cảng Hàng không miền Trung. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam có tên viết tắt là ACV, được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con và có trụ sở chính tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Loại hình doanh nghiệp là công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Tổng công ty có 21 đơn vị hạch toán phụ thuộc là Chi nhánh các Tổng công ty Cảng Hàng không ở các địa phương. Có 7 công ty con và 2 công ty liên kết.
Trên cơ sở quyết định về thành lập Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng đã bổ nhiệm các chức danh của Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam. Theo đó, ông Nguyễn Nguyên Hùng, nguyên Tổng giám đốc Cảng Hàng không miền Nam giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Tổng giám đốc Cảng Hàng không miền Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh, việc sáp nhập 3 Tổng công ty Cảng Hàng không của 3 miền để thành Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam là một xu thế tất yếu cho sự phát triển của Hàng không Việt Nam, hướng tới thành lập tập đoàn hàng không quốc gia.
Bộ trưởng yêu cầu Tổng công ty khẩn trưởng xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế tài chính của Tổng công ty; việc tổ chức lại bộ máy không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Cảng Hàng không hiện nay và phải bảo đảm đời sống của cán bộ nhân viên bằng hoặc cao hơn so với trước đây. Chiến lược phát triển của Tổng công ty phải đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Trước mắt, Tổng công ty khẩn trương hoàn thành đầu tư các Cảng Hàng không mới như Phú Quốc, Cam Ranh, Nhà ga T2 của sân bay Nội Bài... Hướng lâu dài của Tổng công ty là phải cổ phần hóa các đơn vị thành viên, kêu gọi nhiều nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào hạ tầng hàng ngành hàng không dân dụng./.
Hoàn thành 3 dự án giao thông trọng điểm vào 2014  (18/02/2012)
Quan chức APEC tìm biện pháp tháo gỡ vấn đề nợ  (18/02/2012)
Công bố kết quả bầu cử Thượng viện Campuchia  (18/02/2012)
Để thành phố Cần Thơ thực sự là trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long  (18/02/2012)
Trung Quốc công bố kế hoạch phóng Thần Châu 9  (18/02/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên