Đẩy nhanh tiến độ xây Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Chiều 13-2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm và làm việc với Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Sau khi thị sát một số hạng mục đầu tư tại các phân khu của Khu Công nghệ cao, thăm thầy và trò Đại học FPT, làm việc với lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, việc thành lập Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là chủ trương đúng đắn và hết sức cần thiết của Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao của đất nước.
Ghi nhận những kết quả ban đầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ, so với yêu cầu đặt ra, tiến độ xây dựng, đầu tư của Khu Công nghệ cao còn chậm; khó đạt mục tiêu hoàn thành vào năm 2015 như đã đề ra.
Để tháo gỡ những vướng mắc trong tình hình hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, Ban Quản lý khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung của Khu Công nghệ cao. Trên cơ sở đó, hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển từng phân khu. Nhấn mạnh đến những tồn tại, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị, trong điều kiện khó khăn về vốn, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao cần chủ động làm việc với nhà đầu tư để tìm nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng; cố gắng bố trí đủ vốn để kết thúc quá trình giải phóng mặt bằng trong năm 2012.
Về hạ tầng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng hệ thống điện của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đối với các hạng mục hạ tầng khác như viễn thông, giao thông nội bộ, Ban Quản lý cần phân định, tách biệt rõ công trình sử dụng nguồn vốn từ ngân sách và công trình dùng vốn ODA.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cần nghiên cứu, rà soát, ban hành tiêu chí, điều kiện đối với các dự án đầu tư vào Khu Công nghệ cao; bảo đảm tính thiết thực cao, phục vụ sự phát triển của đất nước. Đối với các dự án đào tạo, phòng thí nghiệm, dự án sản xuất cũng phải bám sát yêu cầu thực tiễn của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ban Quản lý Khu Công nghệ cao rà soát, rút giấy phép đối với những dự án, công trình đầu tư sân golf, biệt thự, nhà vườn không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Khu Công nghệ cao. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, hoàn chỉnh sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; ưu đãi các chuyên gia, nhà khoa học trình độ cao để thu hút chất xám làm việc tại các đơn vị nghiên cứu, đào tạo của Khu Công nghệ cao. Đồng thời, sớm hoàn thiện, trình Chính phủ hỗ trợ phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc phù hợp với môi trường công tác.
Được thành lập từ năm 1998, đến nay, tổng diện tích đất của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo quy hoạch đã được giải phóng mặt bằng là 845ha trong tổng số 1.586ha. Khu Công nghệ cao cũng đã triển khai thi công khoảng 19km đường và hệ thống thoát nước đi theo đường. Về cơ bản, giao thông đã nối được với đường gom của Đại lộ Thăng Long, đã có hệ thống trục đường vào các Khu chức năng để có thể triển khai đầu tư và xây dựng.
Hiện, đã có 61 dự án được cấp phép đầu tư vào Khu Công nghệ cao với tổng mức vốn là hơn 31 ngàn tỷ đồng với diện tích là 217,56ha; trong đó, đã có 29 dự án đã triển khai với tổng số vốn đăng ký khoảng 15.208 tỷ đồng chiếm khoảng 70% số vốn các dự án đã đăng ký. Trong số này 17 dự án đã đi vào sản xuất, đạt doanh thu gần 1300 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng trên 4000 lao động. 50 dự án khác đang được xem xét với tổng số vốn khoảng trên 44 ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao do hạ tầng còn sơ sài, chưa đồng bộ, giải phóng mặt bằng chậm cùng với chính sách ưu đãi không có gì đặc biệt hơn các Khu khác nên việc thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao cũng rất khó khăn. Đến nay vẫn chưa thu hút được những nhà đầu tư lớn sản xuất sản phẩm công nghệ cao và đầu tư trong Khu Công nghệ cao để tạo đà cho việc thu hút đầu tư. Tình hình triển khai dự án của các nhà đầu tư chậm so với tiến độ cam kết, nhất là sau khủng hoảng kinh tế và chính sách thắt chặt tiền tệ. Các hoạt động đầu tư trong Khu Công nghệ cao chưa thực sự sôi động, nhiều nhà đầu tư tiềm năng đến Khu Công nghệ cao mới chỉ dừng ở mức thăm dò./.
Từ xây dựng xã văn hóa hướng tới xây dựng xã nông thôn mới ở Bến Tre  (13/02/2012)
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao  (13/02/2012)
Ninh Thuận phấn đấu phát triển nhanh và bền vững theo mô hình kinh tế xanh, sạch, gắn với bảo vệ môi trường.  (13/02/2012)
Việt Nam - Monaco tăng hợp tác trên nhiều lĩnh vực  (13/02/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên