Liên minh châu Phi: Kết quả nhỏ của hội nghị lớn
TCCSĐT - Hội nghị cấp cao lần thứ 18 của Liên minh châu Phi (AU) đã kết thúc sau 3 ngày trao đổi sôi động và đầy bất đồng quan điểm mà gần như không đạt được kết quả cụ thể đáng kể nào.
Chủ đề chính được đề ra cho Hội nghị cấp cao này là thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước thành viên AU với nhau. Ngoài ra, tình hình chính trị, an ninh ở Somalia và Nigeria cũng như căng thẳng trong quan hệ giữa Sudan và Nam Sudan sau khi hai quốc gia này không nhất trí được với nhau về phí vận chuyển quá cảnh dầu lửa của Nam Sudan đi qua lãnh thổ Sudan là những vấn đề được bàn đến trong chương trình nghị sự.
Tại Hội nghị, 54 thành viên AU đã bầu Tổng thống Benin, ông Thomas Boni Yayi, làm Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Phi nhiệm kỳ một năm. Còn việc bầu Chủ tịch Ủy ban châu Phi phải hoãn lại cho đến Hội nghị cấp cao tới của AU dự kiến vào đầu mùa hè năm nay, do hai ứng cử viên cho vị trí này là Chủ tịch Ủy ban AU mãn nhiệm Jean Ping (Cộng hòa Gabun) và nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Nkosazana Dlamini Zuma đều không giành được hai phần ba số phiếu cần thiết theo quy định của AU.
Sự bất đồng quan điểm trong nội bộ các thành viên AU đã làm cho Hội nghị lần này không đạt được sự đồng thuận trong nhiều nội dung khác. Hội nghị đã không đưa ra được quyết định nào nhằm thúc đẩy, tăng cường trao đổi thương mại trong AU cũng như xúc tiến đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do với các đối tác khác trên thế giới. Hội nghị lần này chưa đưa ra được ý tưởng giải pháp mới có thể cải thiện tình hình chính trị an ninh ở Somalia và Nigeria cũng như đóng vai trò trung gian giúp Sudan và Nam Sudan xử lý ổn thỏa và hòa bình các vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ song phương.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon khi tham dự Hội nghị đã kêu gọi các thành viên AU tích cực và chủ động hơn nữa trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng an ninh và xung đột bạo lực trên châu lục, tập trung và ưu tiên nhiều hơn cho phát triển kinh tế và trao đổi thương mại giữa các nước châu Phi.
Kết quả của Hội nghị cấp cao này, một lần nữa lại bộc lộ những điểm yếu hiện tại của AU do chưa đủ thực lực và uy tín để đóng vai trò then chốt và quyết định trong giải quyết mọi vấn đề liên quan đến châu lục và trở thành chỗ dựa cho các quốc gia châu Phi./.
Bắc Ninh sẽ tổ chức lớn lễ hội Kinh Dương Vương  (04/02/2012)
Nga sẽ chế tạo hệ thống phòng thủ hiện đại nhất  (03/02/2012)
UNESCO thúc đẩy giáo dục công nghệ ở châu Phi  (03/02/2012)
“Cần tạo bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam”  (03/02/2012)
“Thái Nguyên cần đẩy mạnh việc xây dựng Đảng”  (03/02/2012)
Chủ tịch nước gửi điện mừng tân Chủ tịch AU  (03/02/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên