Tăng cường kiểm tra, bảo đảm hàng phục vụ Tết Nhâm Thìn 2012 dồi dào và an toàn
* Hậu Giang: Tỉnh đã có kế hoạch dự trữ 400 tỉ đồng hàng hóa các loại, tăng 35% so với cùng kỳ, bảo đảm cung ứng đủ cho bà con đón Tết. Các doanh nghiệp tham gia đóng vai trò chủ lực cung ứng hàng hóa trên địa bàn như: Siêu thị Co.op Mart, Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang, Casuco, xăng dầu Hậu Giang… Ngoài ra, Sở Công Thương còn đưa 6 chuyến hàng hàng Việt về nông thôn, tổ chức các cuộc hội chợ xuân tại các huyện, thị. Tỉnh cũng sẽ tổ chức Hội chợ Xuân 2012 tại Thành phố Vị Thanh từ ngày 14 đến ngày 20-01( tức từ ngày 21 đến 27 Tết âm lịch) với khoảng từ 180 đến 200 gian hàng tham gia bao gồm: hàng tiêu dùng, trang trí… chủ yếu được sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, Sở còn khẩn trương tiến hành gắn 1.600 điện kế ngay trước Tết cho những hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh thuộc các huyện như: Long Mỹ, Vị Thủy, Vị Thanh, Phụng Hiệp… nhằm tạo điều kiện cho bà con đón Tết vui tươi, phấn khởi hơn.
Người trồng bưởi ở huyện Châu Thành - nơi có diện tích trồng bưởi lớn nhất tỉnh Hậu Giang đang bắt đầu thu hoạch bưởi bán ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán. Bưởi thu hoạch trong dịp Tết là bưởi nghịch mùa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày Tết cũng như dùng làm thực phẩm tăng mạnh nên bưởi bán được giá cao và tiêu thụ nhanh. Bưởi năm roi hiện bán với giá 8.000-10.000 đồng/kg, bưởi da xanh trồng với số lượng ít và chất lượng ngon hơn nên giá bán cao gấp đôi.
* Cà Mau: đã đầu tư trên 500 tỉ đồng để cung ứng các mặt hàng nông sản, thực phẩm phục vụ trong dịp Tết Nhâm Thìn, bao gồm các nhóm hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, rau quả… Về lương thực, gạo nếp sản lượng cung cấp dồi dào. Đã có gần 50.000 tấn lương thực được bán ra trong dịp này. Riêng đối với thực phẩm, nguồn cá đồng năm nay trúng đậm, đã cung ứng cho thị trường khoảng 20 tấn cá đồng các loại. Các loại sản phẩm khô như tôm khô, mực khô, cá khô sản lượng khá dồi dào nên không sợ khan hiếm. Riêng thịt lợn, gia cầm do cung không đủ cầu nên phải nhập từ các tỉnh khác về để cung ứng cho người tiêu dùng. Mỗi ngày Cà Mau phải nhập về hàng trăm con lợn mới đủ cung cấp cho thị trường.
Còn khoảng 10 ngày nữa mới tới Tết Nguyên đán nhưng tại Cà Mau giá cả bắt đầu nhích lên, trong đó tăng cao nhất là các loại thực phẩm khô, tăng khoảng 20% trở lên. Trước tình hình hình trên, tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan liên quan phải cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người tiêu dùng đồng thời phải tăng cường kiểm soát giá cả. Theo đó, tất cả các loại sản phẩm bán ra đều phải niêm yết giá công khai, mọi hành vi tăng giá trục lợi bất chính phải được xử lý kịp thời để ổn định giá cả trong dịp Tết.
* Long An: hiện các doanh nghiệp thương mại chủ lực của tỉnh đều triển khai thực hiện việc chuẩn bị hàng hóa dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, đối với các mặt hàng thiết yếu tham gia ổn định thị trường. Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Long An đầu tư khoảng 43 tỉ đồng; Công ty cổ phần Thương mại Mộc Hóa đầu tư khoảng 20 tỉ đồng; Siêu thị Co.opMart Tân An khoảng 42 tỉ đồng, nhìn chung lượng hàng hóa tăng từ 20% - 30% so với Tết năm trước.
Để đáp ứng nguồn hàng đến tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với một số nhà cung cấp đầu mối, doanh nghiệp sản xuất nhằm duy trì thường xuyên nguồn hàng cung ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Hiện, Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Long An với hệ thống phân phối trên 1.800 đại lý, cửa hàng, điểm bán lẻ trên địa bàn tỉnh và Công ty cổ phần Thương mại Mộc Hóa chiếm thị phần trên 20% thị trường của 5 huyện vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, Công ty Lương thực Long An duy trì lượng gạo tồn kho luân chuyển thường xuyên trên 62 ngàn. Trong đó, dự trữ tại 5 cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh với số lượng khoảng 50 - 100 tấn gạo các loại để bán lẻ phục vụ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An nhận định với tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có trên địa bàn tỉnh được duy trì tái đàn liên tục sẽ bảo đảm đủ nguồn thực phẩm gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho dịp Tết năm nay. Cụ thể, đàn lợn với 267 ngàn con; đàn gà với hơn 8,8 triệu con; đàn vịt với 3,9 triệu con...
* Nghệ An: Nguồn cung thực phẩm phục vụ thị trường Tết Nhâm Thìn trên địa bàn Nghệ An không thiếu và giá cả sẽ ổn định, không tăng mạnh như những năm trước. Trên thực tế, những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ thịt vào dịp Tết không còn tăng đột biến. Hơn nữa, thị trường thịt đã mở cửa bán hàng từ ngày mồng 2 Tết nên người dân không mua tích trữ nhiều. Theo đánh giá, năm nay sản lượng chăn nuôi lợn toàn tỉnh tuy có giảm, song nhìn chung ở các trang trại hoặc các hộ chăn nuôi có quy mô lớn vẫn giữ được sản lượng xuất chuồng ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tương đối tốt cho nên nguồn cung cấp thịt lợn Tết khá dồi dào. Các sản phẩm như gà thả vườn, gà công nghiệp, vịt, vịt bầu, gà đen… đang phát triển mạnh nên nguồn cung khá phong phú và đa dạng.
Theo khảo sát của Sở Công thương Nghệ An, tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn tỉnh, nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết khá dồi dào, một số mặt hàng giữ nguyên hoặc giảm giá, chỉ có mặt hàng thực phẩm giá tăng nhẹ. Tuy nhiên, sức mua của người dân trong dịp này giảm từ 20% - 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn đối với nhiều tiểu thương, doanh nghiệp thì vẫn hy vọng, từ 20 tháng Chạp âm lịch đến Tết mới là những ngày cao điểm của mua - bán hàng.
* Quảng Trị: Tỉnh đã giải ngân 10,8 tỉ đồng cho một số doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh ứng vốn để mua và dự trữ hàng hóa phục vụ trước, trong và sau Tết. Theo đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại một thành viên Thương mại Quảng Trị được ứng 5 tỉ đồng và cam kết tổ chức bán hàng bình ổn phục vụ Tết ở thành phố Đông Hà và 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa. Công ty Cổ phần thương mại Hiền Lương được ứng 3 tỉ đồng và cam kết tham gia bán hàng bình ổn phục vụ Tết trên địa bàn huyện Vĩnh Linh; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ Sài Gòn - Đông Hà (Siêu thị Co.op Mart) được ứng 2,8 tỉ đồng tham gia bán hàng bình ổn ở thành phố Đông Hà và các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh. Được biết, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cũng đã chủ động dự trữ nguồn hàng, nên đến thời điểm này hàng Tết đã sẵn sàng phục vụ người dân với giá cả ổn định, mẫu mã đa dạng và chất lượng bảo đảm. Ngoài nguồn hàng phong phú do tư thương các chợ chuẩn bị, các doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Trị đã dự trữ hàng hóa Tết với tổng giá trị khoảng 30 tỉ đồng, trong đó Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại một thành viên Thương mại Quảng Trị dự trữ 10,5 tỉ đồng hàng hóa bình ổn; siêu thị Coo.Mark Đông Hà dự trữ khoảng 15 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Thương mại Hiền Lương dự trữ hàng hóa trị giá khoảng 4,8 tỉ đồng.
* Hà Nội: Sức mua hàng hóa trên thị trường bắt đầu tăng lên. Người dân đã đi sắm Tết, dự trữ mặt hàng thiết yếu trong những ngày nghỉ; vừa để thoải mái lựa chọn hàng hóa khi chưa quá đông, vừa tránh sự tăng giá có thể diễn ra trong những ngày giáp Tết. Tâm điểm được người tiêu dùng nhắm tới là các siêu thị lớn trên địa bàn, bởi nơi này phong phú hàng hóa, ổn định giá cả, chất lượng bảo đảm. Không khí Tết đã ngập tràn khắp nơi. Siêu thị Big C Thăng Long luôn là điểm thu hút đông đảo khách tại Hà Nội, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, phụ trách truyền thông Siêu thị Big C khu vực miền Bắc và miền Trung khẳng định: “Ngay từ cuối tuần qua, lượng khách đến với Big C Thăng Long đã tăng cao, lượng hàng bán ra cũng nhiều hơn trước. Dự kiến từ giữa tháng 1 trở đi, lượng khách sẽ tăng rất mạnh bởi đó là thời gian cao điểm mua sắm hàng Tết”. Không riêng Big C Thăng Long, các siêu thị khác như Metro Phạm Văn Đồng, CoopMart Sài Gòn tại Hà Nội, chuỗi Hapro Mart, Intimex… cũng đón lượng khách đông hơn so với những ngày đầu tháng. Chính bởi vậy, khung giờ bán hàng được các siêu thị nới rộng nhằm tăng khả năng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Đội ngũ bán hàng, an ninh cũng như mọi điều kiện cơ sở vật chất khác được tăng cường. Nhiều siêu thị cũng tổ chức nhiều dịch vụ tăng khả năng phục vụ cho khách hàng như giao hàng tại nhà, mở gian hàng lưu động, đặc biệt là thực hiện các chương trình khuyến mại với sự tham gia của các nhà cung cấp…
* Bến Tre: Sở Công thương đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sản xuất nhiều mặt hàng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn. Tập trung nhất vào các lĩnh vực kinh doanh lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác. Sở yêu cầu phòng quản lý thị trường các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc “tuồn” hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng về các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Các đoàn thanh tra chú trọng hơn đến các sản phẩm dưới dạng “gói quà”, hoặc bánh, kẹo không nhãn mác đang được các cơ sở lợi dụng dịp Tết để bán ra. Bên cạnh đó, sau Tết Nguyên đán, Sở Công thương sẽ phối hợp với Sở Xây dựng tiến hành một đợt thanh tra, kiểm tra toàn diện thị trường sắt thép xây dựng..
* Bắc Giang: Từ đầu tháng 1-2012 đến nay, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng các mặt hàng phục Tết Nhâm Thìn 2012 trên thị trường tỉnh như mứt, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá, cà phê... Kết quả, đã phát hiện 82 mẫu sản phẩm, hàng hóa phục vụ Tết vi phạm quy định của nhà nước về ghi nhãn hàng hóa, định lượng hàng đóng gói sẵn và vi phạm chất lượng công bố. Các sản phẩm, hàng hóa chủ yếu vi phạm các quy định của Nghị định 89 ngày 30-8-2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa, vi phạm Quyết định số 02 ngày 25-2-2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định kiểm tra đo lường đối với hàng đóng gói sẵn theo định lượng. Cụ thể như sau: Rượu nếp của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Mỹ (địa chỉ ở Gia Lâm, Hà Nội) có hàm lượng cồn thiếu 2,3% vol so với công bố trên nhãn; mì chính của hãng Ajinomoto bị làm giả nhãn hiệu; bánh dừa đậu xanh Gia Bảo của Công ty Bánh đậu xanh Gia Bảo, địa chỉ ở Km 48, Quốc lộ 5, Việt Hòa, thành phố Hải Dương, không có hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng; nho khô của Công ty Cổ phần TNHH Trung Tín không có địa chỉ sản xuất, không có khối lượng tịnh, không có hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng; bánh que thịt heo xông khói nhập khẩu của Công ty TNHH Cơ hội và Thách thức, địa chỉ ở 136 Nguyễn Minh Hoàng, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, có nội dung trên nhãn gốc và nhãn phụ không trùng nhau về khối lượng tịnh...
Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Bắc Giang đã có công văn gửi Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, Đội Quản lý thị trường các huyện, thành phố của Bắc Giang để thông báo các mẫu hàng hóa vi phạm trên và đề nghị tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các loại hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán có vi phạm về chất lượng, định lượng và ghi nhãn hàng hóa. Ngoài ra, để tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về đo lường, chất lượng hàng hóa trong dịp này, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Bắc Giang sẽ bố trí người trực tiếp nhận và thử nghiệm các mẫu hàng Tết do các đội quản lý thị trường trong tỉnh gửi đến từ ngày 11-1 đến ngày 19-1-2012.
* Bình Phước: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần ổn định giá cả thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và thực hiện văn minh thương mại trên địa bàn, Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012; kiểm tra, kiểm soát các hành vi đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt, việc chấp hành pháp lệnh giá, việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục bình ổn giá thịt gia súc, gia cầm, sữa, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, thuốc phòng chữa bệnh, phân bón, xăng dầu; ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả đối với các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên Đán; phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính và các ngành chức năng tổ chức các đoàn kiểm tra đối với các công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn để xác định khung giá, mức giá, cơ cấu giá hợp lý đối với một số mặt hàng thiết yếu như sắt, thép, phân bón, thuốc chữa bệnh, xi măng, muối, lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas./.
Đồng chí Đinh Thế Huynh làm việc và chúc Tết Ban Chỉ đạo Tây Bắc  (12/01/2012)
Chủ tịch Thượng viện Mexico thăm chính thức Việt Nam  (12/01/2012)
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh đợt trấn áp tội phạm  (12/01/2012)
Hạ nghị sĩ Mỹ hết lòng vì bệnh nhân da cam ở Việt Nam  (12/01/2012)
Mặt trận Tổ quốc đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước  (12/01/2012)
Việt Nam cam kết kiên trì chính sách cải cách, đổi mới  (12/01/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam