Nhiều chương trình lễ hội đón Tết Nhâm Thìn 2012
09:28, ngày 10-01-2012
*Thành phố Hồ Chí Minh: Các hoạt động lễ hội năm nay gồm 6 chương trình chính:
- Tỏa sáng đón Năm mới: trang trí ánh sáng đèn 4 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Duẩn (từ 26-12-2011 đến 3-2-2012).
- Giao thừa Tết Dương lịch: Ca nhạc tại đường Nguyễn Huệ, từ 21g00 đến 24g00 ngày 31-12-2011; pháo hoa tại Thủ Thiêm, quận 2 và công viên Đầm Sen, quận 11.
- Ngày hội Bánh Tét: thi nấu bánh tét tại các quận, huyện và trao tặng 10.000 bánh tét từ thiện , từ 16-1-2012 đến 20-1-2012.
- Đường hoa Nguyễn Huệ: chủ đề “Việt Nam - Quê hương tôi”, khai mạc 19g ngày 20-1-2012, bế mạc 22g ngày 26-1-2012 (từ 27 Tháng Chạp ÂL đến Mùng 4 Tết).
- Giao thừa Tết Nguyên đán: Ca nhạc tại đường Nguyễn Huệ, từ 21g00 đến 24g00 ngày 22-1-2012; pháo hoa tại Thủ Thiêm, quận 2 và Công viên Đầm Sen, Q.11 và một số quận, huyện.
- Biểu diễn doorshows tại các khách sạn thuộc Saigontourist, từ 20.1.2012 đến 26-1-2012.
* Chợ hoa và Hội Hoa xuân Tết Nhâm Thìn 2012 có chủ đề hướng về biển đảo, với tiểu cảnh cột mốc Trường Sa bằng hoa kết hợp với sò hóa thạch được lấy từ Trường Sa. Hiện nay, công ty đang gấp rút chuẩn bị cho chợ hoa và Hội Hoa xuân Tết Nhâm Thìn 2012.
Theo kế hoạch, Hội Hoa xuân sẽ diễn ra trong 10 ngày (từ 18-1 đến 28-1-2012) tại khu vực Công viên Tao Đàn với quy mô trưng bày và dự thi khoảng 8.000 hiện vật đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, chủ yếu thuộc các bộ môn hoa, cá, kiểng, cây khô mỹ thuật, đá cảnh, bon sai, non bộ, tiểu cảnh, xương rồng, cây quý hiếm, cây có trái…
Thành phố sẽ tổ chức chợ hoa tết ở 3 địa điểm là Công viên 23-9, Công viên Gia Định và Công viên Lê Văn Tám. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép tổ chức thêm 37 điểm chợ hoa tết tại quận 5 (2 điểm), quận 6 (2 điểm), quận 7 (3 điểm), quận 8 (10 điểm), quận 10 (2 điểm), quận 11 (3 điểm), Gò Vấp (2 điểm), Tân Phú (1 điểm), Thủ Đức (5 điểm), Củ Chi (4 điểm) và Bình Tân (3 điểm).
* Lễ hội Đường sách xuân Nhâm Thìn 2012 diễn ra từ ngày 20-1 đến hết ngày 26-1-2012, trải dài trên ba con đường Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Huệ và Ngô Đức Kế ở khu vực trung tâm Thành phố. Lễ hội Đường sách lần 2 Tết Nhâm Thìn với chủ đề "Truyền thống, hiện tại và tương lai", giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, nguồn sách, mang đến cho công chúng cái nhìn toàn cảnh về đất nước, con người Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Ban Tổ chức cho biết, mỗi con đường sẽ tiêu biểu cho một không gian lịch sử.
Trục đường sách thứ nhất: "Con đường truyền thống" trải dài trên đường Mạc Thị Bưởi, giới thiệu các loại sách lịch sử, văn hóa truyền thống, hình ảnh quý về các triều đại đất Việt, về Sài Gòn xưa..., với điểm nhấn là chủ đề "chủ quyền đất Việt" qua nhiều thế hệ, khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Trục đường sách thứ hai: đường Nguyễn Huệ đoạn từ Mạc Thị Bưởi đến Ngô Đức Kế là "con đường giao thoa hiện tại hướng tới tương lai", trưng bày nhiều thể loại sách mới của các nhà xuất bản trong và ngoài nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố. Con đường này cũng giới thiệu các phương tiện đọc sách điện tử hiện đại với các tài liệu số hóa, khu triển lãm các tờ báo Xuân Nhâm Thìn trong cả nước, khu triển lãm hình ảnh về hoạt động đối ngoại nhà nước và ngoại giao nhân dân của Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đường sách dành một khu giới thiệu về bản đồ quy hoạch tổng thể Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, cùng sa bàn quy hoạch khu trung tâm, hình ảnh về những công trình quan trọng của thành phố đã và đang được xây dựng. Ban tổ chức cho biết khu vực này cho công chúng cái nhìn tổng thể về sự thay đổi, phát triển của thành phố năng động được vinh dự mang tên Bác Hồ.
Trục đường sách thứ ba: "Con đường tương lai" trên đường Ngô Đức Kế đoạn từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi. Còn được gọi là "Thế giới trẻ em", con đường bắt đầu bằng khu giới thiệu tư liệu, hình ảnh về các công trình, dự án, chương trình mà Thành phố Hồ Chí Minh đã làm cho các em trong các lĩnh vực giáo dục - chăm sóc sức khỏe và vui chơi giải trí. Kế đó là các khu tập trung trưng bày sách thiếu nhi cùng các trò chơi dân gian, hiện đại và một số hoạt động sinh động khác dành cho các em nhỏ.
Đặc biệt, tại đoạn đường này, khách tham quan được chiêm nghiệm một loại sách đặc biệt dành cho người khiếm thị, một xe "Thư viện lưu động" phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa và không gian cà phê sách dành cho khách tham quan nghỉ chân, thư giãn cùng sách.
* Hội chợ - Hoa xuân Phú Mỹ Hưng sẽ khai mạc từ 16-1 đến 21-1-2012 tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
* Lễ hội Tết Nhâm Thìn 2012: sẽ bắt đầu ngày 26-12-2011 và kết thúc vào ngày 3-2-2012. Theo Ban Tổ chức, năm nay, đường Lê Lợi sống động với nhiều modul hoa mai cắm đèn LED treo dọc hai bên vừa như sóng hoa xuân, vừa được lập trình chớp tắt như rồng đang bay tới; cổng chào là đôi rồng phù điêu nhũ vàng; trên hàng cây hai bên đường treo lồng đèn vuông, tròn chất liệu vải lụa truyền thống kết hợp với viền đèn LED hiện đại.
Đường Đồng Khởi với những khuôn nhạc bằng đèn LED mang những nốt nhạc hoa mai, hoa đào bằng vải; trên hàng cây hai bên treo các khối neon LED vuông tròn, như lời cầu chúc truyền thống của người Việt về một năm mới vẹn toàn mỹ mãn.
* Chương trình Tỏa sáng đón Năm mới: một quả cầu to chiếu sáng ánh xanh, bao quanh là vòng tay đoàn kết, hợp tác của nhân loại và đôi chim bồ câu hòa bình bên trên quả cầu tại bùng binh đường Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch sẽ là điểm nhấn sáng tạo, đặc biệt trong chương trình Tỏa sáng đón Năm mới trong Lễ hội Tết 2012.
* Hà Nội: Theo Kế hoạch số 136/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thủ đô sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng xuân mới Nhâm Thìn 2012 và kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2012).
Điểm nhấn là Lễ hội hoa xung quanh hồ Hoàn Kiếm - diễn ra từ ngày 30-12-2011 đến 2-1-2012. Thành phố sẽ tổ chức các đoàn biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ nhân dân ngoại thành, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; tổ chức hoạt động nghệ thuật tại các sân khấu ngoài trời; mở cửa di tích đón khách tham quan. Đặc biệt, Sở VH - TT&DL sẽ phối hợp với Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức cầu truyền hình quốc tế "Xuân quê hương". Bên cạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các quận, huyện sẽ tổ chức các lễ hội truyền thống như Lễ hội Đống Đa, Lễ hội Cổ Loa (Đông Anh), Lễ hội Chùa Hương (huyện Mỹ Đức), Lễ hội Đền Sóc (huyện Sóc Sơn)…
Các lễ hội truyền thống tiêu biểu sẽ diễn ra tại các quận, huyện như: Lễ hội Gò Đống Đa (quận Đống Đa), Đền Cổ Loa (huyện Đông Anh), chùa Hương (huyện Mỹ Đức), Đền Sóc (huyện Sóc Sơn); Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh); chùa Thầy (huyện Quốc Oai), chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất), chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ), chùa Đậu (huyện Thường Tín), đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ), đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm… Đặc biệt là Lễ hội phố hoa tổ chức xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và tuần phim “Mừng Đảng - Mừng Xuân - Mừng Đất nước đổi mới”.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình nghệ thuật cũng sẽ được tổ chức tại các khu vực công cộng như: Đền Bà Kiệu, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Công viên Thống Nhất, thị trấn Văn Điển, Sân vận động Mỹ Đình, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh).
Ngoài ra, các quận, huyện sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật ngoài trời, các trò chơi dân gian, giới thiệu nét văn hóa của địa phương, thi đấu thể thao tại trung tâm quận, huyện, các cơ sở văn hóa thể thao hoặc khu đông dân cư trong thời gian đón tết Nhâm Thìn 2012.
* Lễ hội chùa Hương 2012: sẽ khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng Nhâm Thìn 2012. Huyện Mỹ Đức đã đầu tư mở rộng bến đò Thiên Trù để giải quyết tình trạng ách tắc giao thông đường thủy, trị giá trên 4 tỉ đồng; xây dựng trụ sở làm việc cho Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương (khu vực Thiên Trù) trị giá trên 3 tỉ đồng; đầu tư xây dựng khu nhà khách, nhà thụ trai thuộc sơn môn chùa Thiên Trù; tu sửa, nâng cấp tuyến giao thông tỉnh lộ 419; đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý rác thải với công nghệ lò đốt của Nhật Bản, trị giá trên 10 tỉ đồng. Ngoài ra, công tác quy hoạch dịch vụ cũng đã được huyện triển khai, đã tổ chức quy hoạch 320 hàng quán gồm: hàng ăn, hàng trọ, hàng lưu niệm và tạp phẩm bảo đảm phù hợp với cảnh quan, giao thông đi lại thuận tiện.
Chuẩn bị cho phương tiện thủy phục vụ du khách, Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn đã tổ chức đăng ký cho 4.300 phương tiện đò, xuồng tham gia vận chuyển phục vụ lễ hội và ban hành giá vé thăm quan thắng cảnh chùa Hương lễ hội 2012. Theo đó, giá vé thăm quan thắng cảnh và phí bảo hiểm là 50.000đ-người-lượt (đối với người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên và trẻ em dưới 15 tuổi, mức phí trên giảm 50%: 25.000đ-người-lượt); với vé xuồng, đò (thường): tuyến Hương Tích là 35.000đ-người-lượt (vào + ra), tuyến Long Vân - Tuyết Sơn là 25.000đ-người-lượt. Với loại vé chất lượng cao, tuyến Hương Tích là 40.000 đ-người-lượt (vào + ra); tuyến Long Vân - Tuyết Sơn là 30.000đ-người-lượt.
Nhằm tổ chức lễ hội đón xuân Nhâm Thìn 2012, bảo đảm không khí vui tươi, trang trọng, lành mạnh tiết kiệm; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tránh phô trương, hình thức, khuyến khích các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, phát huy năng lực sáng tạo, phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần và đời sống tâm linh của nhân dân, Ngày 3-1-2012, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 01, về tổ chức và quản lý lễ hội năm 2012.
Theo đó, Ban Tổ chức lễ hội sẽ phải thực hiện những quy định như: Khi tổ chức lễ hội phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý cấp trên. Không tổ chức lễ hội tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân và ngân sách địa phương, lợi dụng tổ chức lễ hội để trục lợi. Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải treo ở nơi trang trọng, cao hơn cờ hội. Không tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan như: bói toán, xóc thẻ, tàng trữ, buôn bán, sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành. Có quy hoạch địa điểm hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân tham gia lễ hội. Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động dịch vụ trong khu vực bảo vệ của di tích lịch sử - văn hóa. Không quảng cáo bằng loa, đài gây tiếng ồn quá mức quy định trong lễ hội. Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng theo truyền thống, có sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa có thẩm quyền. Nghiêm cấm tổ chức trò chơi có tính chất đánh bạc dưới mọi hình thức. Việc tổ chức những trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ, thể thao trong khu vực lễ hội phải có nội dung bổ ích, lành mạnh phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội, Tổ chức bán vé và trông giữ xe theo quy định của cơ quan tài chính có thẩm quyền. Tổ chức tốt việc xử lý chất thải, kiểm tra, kiểm soát các loại thực phẩm, hàng ăn uống được bán tại nơi diễn ra lễ hội. Bảo đảm không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bùng phát dịch bệnh.
Để quản lý tổ chức lễ hội năm 2012, Sở sẽ tổ chức kiểm tra 21 điểm lễ hội quan trọng và có thời gian diễn ra lễ hội nhiều ngày. Nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào công tác tổ chức phần lễ và phần hội, an toàn cháy nổ, hành nghề mê tín dị đoan…/.
- Tỏa sáng đón Năm mới: trang trí ánh sáng đèn 4 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Duẩn (từ 26-12-2011 đến 3-2-2012).
- Giao thừa Tết Dương lịch: Ca nhạc tại đường Nguyễn Huệ, từ 21g00 đến 24g00 ngày 31-12-2011; pháo hoa tại Thủ Thiêm, quận 2 và công viên Đầm Sen, quận 11.
- Ngày hội Bánh Tét: thi nấu bánh tét tại các quận, huyện và trao tặng 10.000 bánh tét từ thiện , từ 16-1-2012 đến 20-1-2012.
- Đường hoa Nguyễn Huệ: chủ đề “Việt Nam - Quê hương tôi”, khai mạc 19g ngày 20-1-2012, bế mạc 22g ngày 26-1-2012 (từ 27 Tháng Chạp ÂL đến Mùng 4 Tết).
- Giao thừa Tết Nguyên đán: Ca nhạc tại đường Nguyễn Huệ, từ 21g00 đến 24g00 ngày 22-1-2012; pháo hoa tại Thủ Thiêm, quận 2 và Công viên Đầm Sen, Q.11 và một số quận, huyện.
- Biểu diễn doorshows tại các khách sạn thuộc Saigontourist, từ 20.1.2012 đến 26-1-2012.
* Chợ hoa và Hội Hoa xuân Tết Nhâm Thìn 2012 có chủ đề hướng về biển đảo, với tiểu cảnh cột mốc Trường Sa bằng hoa kết hợp với sò hóa thạch được lấy từ Trường Sa. Hiện nay, công ty đang gấp rút chuẩn bị cho chợ hoa và Hội Hoa xuân Tết Nhâm Thìn 2012.
Theo kế hoạch, Hội Hoa xuân sẽ diễn ra trong 10 ngày (từ 18-1 đến 28-1-2012) tại khu vực Công viên Tao Đàn với quy mô trưng bày và dự thi khoảng 8.000 hiện vật đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, chủ yếu thuộc các bộ môn hoa, cá, kiểng, cây khô mỹ thuật, đá cảnh, bon sai, non bộ, tiểu cảnh, xương rồng, cây quý hiếm, cây có trái…
Thành phố sẽ tổ chức chợ hoa tết ở 3 địa điểm là Công viên 23-9, Công viên Gia Định và Công viên Lê Văn Tám. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép tổ chức thêm 37 điểm chợ hoa tết tại quận 5 (2 điểm), quận 6 (2 điểm), quận 7 (3 điểm), quận 8 (10 điểm), quận 10 (2 điểm), quận 11 (3 điểm), Gò Vấp (2 điểm), Tân Phú (1 điểm), Thủ Đức (5 điểm), Củ Chi (4 điểm) và Bình Tân (3 điểm).
* Lễ hội Đường sách xuân Nhâm Thìn 2012 diễn ra từ ngày 20-1 đến hết ngày 26-1-2012, trải dài trên ba con đường Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Huệ và Ngô Đức Kế ở khu vực trung tâm Thành phố. Lễ hội Đường sách lần 2 Tết Nhâm Thìn với chủ đề "Truyền thống, hiện tại và tương lai", giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, nguồn sách, mang đến cho công chúng cái nhìn toàn cảnh về đất nước, con người Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Ban Tổ chức cho biết, mỗi con đường sẽ tiêu biểu cho một không gian lịch sử.
Trục đường sách thứ nhất: "Con đường truyền thống" trải dài trên đường Mạc Thị Bưởi, giới thiệu các loại sách lịch sử, văn hóa truyền thống, hình ảnh quý về các triều đại đất Việt, về Sài Gòn xưa..., với điểm nhấn là chủ đề "chủ quyền đất Việt" qua nhiều thế hệ, khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Trục đường sách thứ hai: đường Nguyễn Huệ đoạn từ Mạc Thị Bưởi đến Ngô Đức Kế là "con đường giao thoa hiện tại hướng tới tương lai", trưng bày nhiều thể loại sách mới của các nhà xuất bản trong và ngoài nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố. Con đường này cũng giới thiệu các phương tiện đọc sách điện tử hiện đại với các tài liệu số hóa, khu triển lãm các tờ báo Xuân Nhâm Thìn trong cả nước, khu triển lãm hình ảnh về hoạt động đối ngoại nhà nước và ngoại giao nhân dân của Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, đường sách dành một khu giới thiệu về bản đồ quy hoạch tổng thể Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, cùng sa bàn quy hoạch khu trung tâm, hình ảnh về những công trình quan trọng của thành phố đã và đang được xây dựng. Ban tổ chức cho biết khu vực này cho công chúng cái nhìn tổng thể về sự thay đổi, phát triển của thành phố năng động được vinh dự mang tên Bác Hồ.
Trục đường sách thứ ba: "Con đường tương lai" trên đường Ngô Đức Kế đoạn từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi. Còn được gọi là "Thế giới trẻ em", con đường bắt đầu bằng khu giới thiệu tư liệu, hình ảnh về các công trình, dự án, chương trình mà Thành phố Hồ Chí Minh đã làm cho các em trong các lĩnh vực giáo dục - chăm sóc sức khỏe và vui chơi giải trí. Kế đó là các khu tập trung trưng bày sách thiếu nhi cùng các trò chơi dân gian, hiện đại và một số hoạt động sinh động khác dành cho các em nhỏ.
Đặc biệt, tại đoạn đường này, khách tham quan được chiêm nghiệm một loại sách đặc biệt dành cho người khiếm thị, một xe "Thư viện lưu động" phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa và không gian cà phê sách dành cho khách tham quan nghỉ chân, thư giãn cùng sách.
* Hội chợ - Hoa xuân Phú Mỹ Hưng sẽ khai mạc từ 16-1 đến 21-1-2012 tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
* Lễ hội Tết Nhâm Thìn 2012: sẽ bắt đầu ngày 26-12-2011 và kết thúc vào ngày 3-2-2012. Theo Ban Tổ chức, năm nay, đường Lê Lợi sống động với nhiều modul hoa mai cắm đèn LED treo dọc hai bên vừa như sóng hoa xuân, vừa được lập trình chớp tắt như rồng đang bay tới; cổng chào là đôi rồng phù điêu nhũ vàng; trên hàng cây hai bên đường treo lồng đèn vuông, tròn chất liệu vải lụa truyền thống kết hợp với viền đèn LED hiện đại.
Đường Đồng Khởi với những khuôn nhạc bằng đèn LED mang những nốt nhạc hoa mai, hoa đào bằng vải; trên hàng cây hai bên treo các khối neon LED vuông tròn, như lời cầu chúc truyền thống của người Việt về một năm mới vẹn toàn mỹ mãn.
* Chương trình Tỏa sáng đón Năm mới: một quả cầu to chiếu sáng ánh xanh, bao quanh là vòng tay đoàn kết, hợp tác của nhân loại và đôi chim bồ câu hòa bình bên trên quả cầu tại bùng binh đường Lê Duẩn - Phạm Ngọc Thạch sẽ là điểm nhấn sáng tạo, đặc biệt trong chương trình Tỏa sáng đón Năm mới trong Lễ hội Tết 2012.
* Hà Nội: Theo Kế hoạch số 136/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thủ đô sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng xuân mới Nhâm Thìn 2012 và kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2012).
Điểm nhấn là Lễ hội hoa xung quanh hồ Hoàn Kiếm - diễn ra từ ngày 30-12-2011 đến 2-1-2012. Thành phố sẽ tổ chức các đoàn biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ nhân dân ngoại thành, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; tổ chức hoạt động nghệ thuật tại các sân khấu ngoài trời; mở cửa di tích đón khách tham quan. Đặc biệt, Sở VH - TT&DL sẽ phối hợp với Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức cầu truyền hình quốc tế "Xuân quê hương". Bên cạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, các quận, huyện sẽ tổ chức các lễ hội truyền thống như Lễ hội Đống Đa, Lễ hội Cổ Loa (Đông Anh), Lễ hội Chùa Hương (huyện Mỹ Đức), Lễ hội Đền Sóc (huyện Sóc Sơn)…
Các lễ hội truyền thống tiêu biểu sẽ diễn ra tại các quận, huyện như: Lễ hội Gò Đống Đa (quận Đống Đa), Đền Cổ Loa (huyện Đông Anh), chùa Hương (huyện Mỹ Đức), Đền Sóc (huyện Sóc Sơn); Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh); chùa Thầy (huyện Quốc Oai), chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất), chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ), chùa Đậu (huyện Thường Tín), đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ), đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm… Đặc biệt là Lễ hội phố hoa tổ chức xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và tuần phim “Mừng Đảng - Mừng Xuân - Mừng Đất nước đổi mới”.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình nghệ thuật cũng sẽ được tổ chức tại các khu vực công cộng như: Đền Bà Kiệu, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Công viên Thống Nhất, thị trấn Văn Điển, Sân vận động Mỹ Đình, quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh).
Ngoài ra, các quận, huyện sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật ngoài trời, các trò chơi dân gian, giới thiệu nét văn hóa của địa phương, thi đấu thể thao tại trung tâm quận, huyện, các cơ sở văn hóa thể thao hoặc khu đông dân cư trong thời gian đón tết Nhâm Thìn 2012.
* Lễ hội chùa Hương 2012: sẽ khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng Nhâm Thìn 2012. Huyện Mỹ Đức đã đầu tư mở rộng bến đò Thiên Trù để giải quyết tình trạng ách tắc giao thông đường thủy, trị giá trên 4 tỉ đồng; xây dựng trụ sở làm việc cho Ban Tổ chức lễ hội chùa Hương (khu vực Thiên Trù) trị giá trên 3 tỉ đồng; đầu tư xây dựng khu nhà khách, nhà thụ trai thuộc sơn môn chùa Thiên Trù; tu sửa, nâng cấp tuyến giao thông tỉnh lộ 419; đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý rác thải với công nghệ lò đốt của Nhật Bản, trị giá trên 10 tỉ đồng. Ngoài ra, công tác quy hoạch dịch vụ cũng đã được huyện triển khai, đã tổ chức quy hoạch 320 hàng quán gồm: hàng ăn, hàng trọ, hàng lưu niệm và tạp phẩm bảo đảm phù hợp với cảnh quan, giao thông đi lại thuận tiện.
Chuẩn bị cho phương tiện thủy phục vụ du khách, Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn đã tổ chức đăng ký cho 4.300 phương tiện đò, xuồng tham gia vận chuyển phục vụ lễ hội và ban hành giá vé thăm quan thắng cảnh chùa Hương lễ hội 2012. Theo đó, giá vé thăm quan thắng cảnh và phí bảo hiểm là 50.000đ-người-lượt (đối với người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên và trẻ em dưới 15 tuổi, mức phí trên giảm 50%: 25.000đ-người-lượt); với vé xuồng, đò (thường): tuyến Hương Tích là 35.000đ-người-lượt (vào + ra), tuyến Long Vân - Tuyết Sơn là 25.000đ-người-lượt. Với loại vé chất lượng cao, tuyến Hương Tích là 40.000 đ-người-lượt (vào + ra); tuyến Long Vân - Tuyết Sơn là 30.000đ-người-lượt.
Nhằm tổ chức lễ hội đón xuân Nhâm Thìn 2012, bảo đảm không khí vui tươi, trang trọng, lành mạnh tiết kiệm; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tránh phô trương, hình thức, khuyến khích các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, phát huy năng lực sáng tạo, phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần và đời sống tâm linh của nhân dân, Ngày 3-1-2012, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 01, về tổ chức và quản lý lễ hội năm 2012.
Theo đó, Ban Tổ chức lễ hội sẽ phải thực hiện những quy định như: Khi tổ chức lễ hội phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý cấp trên. Không tổ chức lễ hội tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhân dân và ngân sách địa phương, lợi dụng tổ chức lễ hội để trục lợi. Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải treo ở nơi trang trọng, cao hơn cờ hội. Không tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan như: bói toán, xóc thẻ, tàng trữ, buôn bán, sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành. Có quy hoạch địa điểm hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân tham gia lễ hội. Nghiêm cấm tổ chức các hoạt động dịch vụ trong khu vực bảo vệ của di tích lịch sử - văn hóa. Không quảng cáo bằng loa, đài gây tiếng ồn quá mức quy định trong lễ hội. Nghi thức lễ hội phải được tiến hành trang trọng theo truyền thống, có sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa có thẩm quyền. Nghiêm cấm tổ chức trò chơi có tính chất đánh bạc dưới mọi hình thức. Việc tổ chức những trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ, thể thao trong khu vực lễ hội phải có nội dung bổ ích, lành mạnh phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội, Tổ chức bán vé và trông giữ xe theo quy định của cơ quan tài chính có thẩm quyền. Tổ chức tốt việc xử lý chất thải, kiểm tra, kiểm soát các loại thực phẩm, hàng ăn uống được bán tại nơi diễn ra lễ hội. Bảo đảm không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bùng phát dịch bệnh.
Để quản lý tổ chức lễ hội năm 2012, Sở sẽ tổ chức kiểm tra 21 điểm lễ hội quan trọng và có thời gian diễn ra lễ hội nhiều ngày. Nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào công tác tổ chức phần lễ và phần hội, an toàn cháy nổ, hành nghề mê tín dị đoan…/.
Ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa giới thiệu ấn phẩm “Kỷ yếu Hoàng Sa”, khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa  (09/01/2012)
Vẫn là nhằm duy trì vai trò “lãnh đạo” thế giới của Mỹ trong thế kỷ XXI  (09/01/2012)
Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản  (09/01/2012)
Không thể lãng quên các nạn nhân chất độc da cam  (09/01/2012)
Năm 2012 sẽ có 42 công trình lưới điện quan trọng được đưa vào vận hành  (09/01/2012)
Vi phạm Luật Đất đai vẫn là vấn đề “nóng”  (09/01/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển