Bình Dương tổ chức kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành, cán bộ lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ và 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước… đã dự lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Mai Thế Trung đã ôn lại quá trình phát triển của Bình Dương trong chặng đường 15 năm qua.
Kế thừa thành quả của giai đoạn trước, 15 năm qua Bình Dương đã có nhiều "đột phá," đi đầu trong sự nghiệp đổi mới và cải cách hành chính, xây dựng nhiều khu công nghiệp hoạt động hiệu quả, hội tụ được chất xám và nguồn lực kinh tế bên trong và bên ngoài, đội ngũ cán bộ đảng viên có bản lĩnh ngày càng vững vàng, năng động, lãnh đạo thành công phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong điều kiện kinh tế thị trường và bối cảnh toàn cầu hóa.
Đến năm 2011, tổng sản phẩm trong tỉnh đã tăng 6,5 lần so với năm đầu tách tỉnh. Cuối năm 2011, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển mạnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đời sống người dân được cải thiện với thu nhập bình quân đầu người đạt 36,9 triệu đồng, tăng 6,4 lần so với năm 1997.
Bình Dương cũng là địa phương đi tiên phong thực hiện chủ trương "trải thảm đỏ đón nhà đầu tư" trong công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính, là một trong những tỉnh dẫn đầu về tính cạnh tranh liên tục nhiều năm liền.
Đến nay, tỉnh đã thu hút hơn 13.000 dự án có vốn trong nước với 91.500 tỉ đồng và 2.054 dự án có vốn nước ngoài với vốn đăng ký 14 tỉ 580 triệu USD, tăng từ 10 đến 12 lần so với năm 1997...
Các doanh nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực công nghiệp - dịch vụ và đóng góp ngân sách nhà nước, kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hơn 700 ngàn lao động trong và ngoài tỉnh.
Riêng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,3 tỉ USD (chiếm 11% kim ngạch xuất khẩu cả nước) tăng 21,1% và thu ngân sách 22.500 tỉ đồng đạt 107% kế hoạch cả năm…
Cùng với phát triển kinh tế, 15 năm qua Bình Dương luôn thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các gia đình chính sách, các đối tượng xã hội khó khăn.
Tỉnh đã xây dựng và sửa chữa 4.383 căn nhà tình nghĩa với kinh phí hơn 72 tỉ đồng; xây dựng 5.856 căn nhà đại đoàn kết với kinh phí hơn 66,9 tỉ đồng...
Chính sách đảm bảo an sinh xã hội được tỉnh chú trọng, tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo đời sống nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, công nhân và người lao động (trên 700.000 người); giải quyết tốt trợ cấp khó khăn đột xuất, hàng tháng, hỗ trợ tiền mua điện, mua bảo hiểm y tế...
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2011 chỉ còn 2,63% (6.556 hộ - theo tiêu chí thay đổi tăng lần ba của tỉnh là thu nhập dưới 800.000 đồng ở nông thôn và dưới 1 triệu đồng ở thành thị)...
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng và biểu dương thành tựu kinh tế - xã hội, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân Bình Dương qua 15 năm tái lập tỉnh.
Những nỗ lực này đã làm thay đổi diện mạo của quê hương Bình Dương từ khu đô thị đến các vùng nông thôn, tạo tiền đề để Bình Dương tiếp tục phát triển nhanh trong những năm tới; góp phần tích cực vào thành tích chung của cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong thời gian qua.
Trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Đảng bộ và nhân dân Bình Dương tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, những kết quả đã đạt được, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, góp phần tích cực cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh cần tập trung vào các nhóm vấn đề đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sự cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững.
Phát triển công nghiệp, dịch vụ nhanh nhưng phải chọn lọc công nghiệp có công nghệ cao, hiện đại, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, ít thâm dụng lao động và không gây ô nhiễm môi trường. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị theo kế hoạch…
Đồng thời tỉnh phải phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển; xây dựng thành phố mới Bình Dương theo hướng văn minh hiện đại; các khu dịch vụ, đô thị gắn với công nghiệp. Chú ý xây dựng hạ tầng, đô thị của tỉnh phải phối hợp với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm để phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng của toàn vùng...
Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh cần quan tâm thực hiện công bằng xã hội, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm sóc sức khỏe người dân, thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc gia đình có công với nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lưu ý cùng với chăm lo củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc, tỉnh cần chú trọng làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong tỉnh thật trong sạch vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khóa XI) nhằm củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng…
Chủ tịch nước tin tưởng những năm tới, Bình Dương sẽ phát huy cao nhất nội lực, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã trao Huân chương Lao động của Chủ tịch nước, Bằng khen Thủ Tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân; tuyên dương 300 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đóng góp “Quỹ Vì người nghèo" và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở./.
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ 1-1-2012  (01/01/2012)
Khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2012  (01/01/2012)
Những sự kiện lớn trên thế giới trong năm 2012  (01/01/2012)
Phấn đấu là nước có ngành du lịch phát triển  (01/01/2012)
Mười năm đồng euro  (01/01/2012)
Chương trình “Nối vòng tay lớn – Vì người nghèo” lần thứ 10  (01/01/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên